Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN KẾT


1      2      3     4      5      6
Biến Động Miền Trung 
(Giai đoạn 1963-1975) 
- Phần 16

Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)

Và bây giờ là tháng 5/1972, sau lời khai của Trung tá cộng sản Hoàng Kim Loan về tổ chức kinh tài của cơ quan Thành Ủy Việt cộng tại Huế, cũng lại là đám Lê Hữu Trí, Nguyễn Xin, Nguyễn Hải v ,v.
Lần này thì bọn chúng bị lực lượng CSQG Thừa Thiên- Huế hốt sạch sẽ, không còn ai can thiệp, và bọn chúng được đưa vào hàng đầu danh sách đợi phương tiện đi Côn Sơn.


Ngoài các cơ sở kinh tài cộng sản của Trí, Hải, Xin, cũng cần phải nói rõ thêm ba cơ sở vừa làm kinh tài, vừa tiếp tế thuốc tây, và cũng là trạm giao liên của cơ quan Thành ủy Việt cộng Huế :
- Nhà sách Ưng Hạ.
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Ty Thông Tin, mặt tiền đối diện với vườn hoa Nguyễn Hoàng. Nhà sách Ưng Hạ là một trong những nhà sách lớn và lâu đời nhất tại thành phố Huế. Chủ nhân của nhà sách Ưng Hạ là mệ Bửu Thân.
Theo Hoàng Kim Loan thì chính hắn đã móc nối mệ Bửu Thân hoạt động cho ban kinh tài Thành Ủy Huế vào khoảng giữa năm 1965. Ngoài nhiệm vụ kinh tài, Hoàng Kim Loan còn xử dụng mệ Bửu Thân trong nhiệm vụ đường dây thông tin liên lạc, vì nhà sách Ưng Hạ thường ngày khách mua bán vào ra tấp nập, mà đại đa số là học sinh, sinh viên, đây là một địa điểm lý tưởng cho việc thông tin liên lạc, cơ quan an ninh khó mà khám phá.
Tôi ký lệnh bắt giữ mệ Bửu Thân, các mệ trong hoàng tộc xôn xao:
- “Mệ Liên Thành bắt mệ Bửu Thân rồi”. Hoàng tộc can thiệp, nhưng... xin lỗi, “Pháp bất vị thân” không thể chiều lòng mấy mệ trong hoàng tộc được.
- Café Phấn.
Nằm cạnh Café Lạc Sơn trước mặt tiền chợ Đông Ba, trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện với nhà sách Ái Hoa và nhà sách Nam Hưng. Hai tiệm café Phấn và Lạc Sơn nằm sát cạnh nhau. Từ bao nhiêu thế hệ học trò tại Huế, cứ mỗi lần có giờ trống, hoặc là vào ngày nghỉ, hay những ngày Huế mờ ảo trong làn mưa bụi, với từng cơn gió nhẹ se sắt lạnh, không gì thú vị hơn ngồi tại café Phấn với ly café đen, cùng bạn bạn bè đấu láo, ngắm nhìn thiên hạ “dập dìu tài tử giai nhân” trên dãy phố Trần Hưng Đạo.
Xa Huế đã lâu, gần trọn nửa đời người ở nơi xứ lạ quê người, cách xa Huế hàng vạn dặm, mỗi lần cơn mưa phùn chợt đến lại thấy nhớ Huế, nhớ da diết, Huế có nhiều thứ, nhiều chuyện để nhớ, nhưng nỗi nhớ không bao giờ tàn phai là quán Café Phấn, càfé Lạc Sơn với đám bạn học của tuổi học trò, của những ngày tháng cũ tại Huế .
Chủ nhân của café Phấn là nột gã trung niên, cao to, đỏm dáng, mái tóc hắn luôn đen và láng mượt, y như đôi giày đen của hắn. Hắn là Trần Phấn, có lẽ hắn lấy tên của hắn đặt cho tiệm café. Một giai thoại nhỏ về hắn, do mấy ông thần cận vệ của tôi kể lại, đã giúp tôi mách nước cho thẩm vấn viên thẩm vấn hắn rất dễ dàng:
Trong các em của vạn đò Đông Ba, không một em nào không biết ông chủ càfé Phấn quý đôi giày đen bóng loáng của ông ta còn hơn sinh mạng, hơn cả vợ con.
Một em kể rằng, có lần em và ông chủ café Phấn đang “sóng vỗ dập dình” trên đò, bỗng ông ta ngưng lại, vì hai chiếc giày nằm chồng lên nhau, ông ta sửa lại cho ngay ngắn, lấy khăn tay trong túi quần chùi giày sạch sẽ, mọi chuyện tươm tất đâu đó, ông ta mới tiếp tục “dập dình sóng vỗ” với em gái vạn đò Đông Ba.
Nếu ông Bác sĩ Tôn Thất Hứa đang hành nghề ở Tây Đức giải thích được hắn mắc bệnh gì, bảo đảm viện Hàn Lâm khoa học Thụy Điển sẽ trao giải Nobel Y học ngay.
Tại phòng thẩm vấn của Trung Tâm Thẩm Vấn BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, nhân viên thẩm vấn chỉ dọa Trần Phấn sẽ dùng dao rạch nát đôi giày đen thân yêu của hắn, hắn tái mặt, xin khai hết mọi chuyện để đổi lại được giữ đôi giày.
Theo hắn khai, hắn được Hoàng Kim Loan tổ chức hoạt động nội thành vào khoảng giữa năm 1964, với nhiệm vụ đường dây thông tin liên lạc. Sau này hắn được giao thêm nhiệm vụ bán công khố phiếu của “mặt trận giải phóng”, thu thuế nuôi quân trong thành phố Huế.
Trần Phấn đã khai ra khoảng 20 cơ sở kinh tài nội thành mà hầu hết là các thương gia, các chủ tiệm buôn trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng, thuộc Quận II thành phố Huế, và khoảng 40 cơ sở tiểu thương chợ Đông Ba.
Gần 60 sơ sở kinh tài nội thành Huế đã bị bắt giữ.
Trần Phấn còn khai thêm hắn được Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan cho vào danh sách dự khuyết đảng viên đảng Cộng sản, thuộc 1 trong 8 Chi Bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố Huế.
- Pharmacy Tràng Tiền cơ sở của Cục Tình Báo Chiến Lược với hai nhân vật bí mật :
Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Thúc Tuân.
Nhà thuốc tây Tràng Tiền là một trong những Pharmacy lâu đời nhất tại thành phố Huế. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Ty Thông Tin, sát ngay đầu cầu Tràng Tiền.
Theo lời khai của Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan thì Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng khởi đầu sự nghiệp tại pharmacy Trường Tiền, sau khi đã được cơ quan Quân Báo Việt cộng bố trí từ chiến khu về đầu thú với chính quyền quốc gia vào năm 1951.
Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng lập gia đình với một thiếu nữ khuê các, của một đại gia tộc có tiếng tăm lớn và rất giàu sang ở làng Phủ Cam, huyện Hương Thủy Tỉnh Thừa Thiên. Làng Phủ Cam giáp ranh với Quận 3 (Hữu Ngạn) thành phố Huế. Thiếu nữ khuê các đó là bà Nguyễn thị Ngọc Diệp, con gái của ông Nguyễn văn Nghi, thường được gọi là ông Hội Nghi.
Ông Hội Nghi là bác ruột của ông Nguyễn văn Ấm, chồng của bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, người con trai đầu của ông Hội Nghi là Nguyễn văn Lễ thường được gọi là ông Cả Lễ, chồng của bà Ngô Đình Thị Hoàng cũng là em gái của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhờ vào thế lực của gia đình bên vợ, vào thời Đệ I Cộng Hoà, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đắc cử Dân Biểu nhiệm kỳ 1 đơn vị Tỉnh Quảng Trị.
Một thời gian sau đó, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng ly dị với bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp và lập gia đình với hai chị em ruột là bà Tôn Nữ Ngọc Cẩm và bà Tôn Nữ Ngọc Liễn. Cả hai bà Tôn Nữ này trước đó ngụ tại số 36 B đường Chợ Xép, thuộc Quận Thành Nội, tức Quận I thành Phố Huế.
Sau đó Nguyễn Cao Thăng lấy thêm bà Trương thị Ngọc Diệp, bà này thuộc dòng họ quan đại thần triều đình nhà Nguyễn, Trương Như Cương, (sau bà ta được NCT đưa ra làm Dân biểu Đệ nhị Cộng hòa). Nguyễn Cao Thăng còn lấy luôn bà chị và bà mẹ của Trương thị Ngọc Diệp nữa.
Trước 1963, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đã là một một tỷ phú, là Tổng Giám Đốc công ty bào chế dược phẩm OPV tại Sàigòn.
Thích Đôn Hậu và Tôn Thất Dương Tiềm tại Mông Cổ
Vẫn theo lời khai của Trung Tá Hoàng Kim Loan, Cục Tình Báo chiến lược cộng sản, thì trước 1963 Hoàng Kim Loan biết rõ Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng vẫn hoạt động cho Cục Tình Báo Chiến Lược, và vụ đắc cử vào ghế Dân Biểu Quốc Hội VNCH nhiệm kỳ I, thời Đệ I Cộng Hòa, ngoài thế lực của gia đình bên vợ (Bà Nguyễn thị Ngọc Diệp), Tỉnh Ủy Việt cộng tỉnh Quảng Trị cũng đã chỉ thị cơ sở quần chúng bỏ phiếu cho Nguyễn Cao Thăng.
Đến thời Đệ II Cộng Hòa, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu bổ nhiệm vào chức Phụ Tá Tổng Thống, thay thế ông Nguyễn Văn Hướng, Tổng thư ký Phủ Tổng Thống.
Trước tháng 4/1975, ông Nguyễn Cao Thăng đã mất trên một chuyến bay từ Paris về Sàigòn, vì chứng bệnh ung thư.
Năm 1983 [?], Công ty bào chế dược phẩm OPV của tỷ phú Nguyễn Cao Thăng đã mở cửa hoạt động tại Sàigòn, do hai bà vợ của ông ta điều hành.
Thử hỏi nếu không có một liên hệ đặc biệt với Việt cộng, công ty OPV của Nguyễn Cao Thăng, một phụ tá Đặc biệt của Tổng Thống VNCH, có thể mở cửa hoạt động tại Sàigòn hay không trong thời điểm đó ?
Câu trả lời này tôi xin dành cho bạn đọc ...
- Nguyễn Thúc Tuân.
Nguyễn Thúc Tuân làm việc tại Pharmacy Tràng Tiền, vào thời điểm 1972, ông ta khoảng 50 tuổi, thân hình nhỏ và thấp, bản tính trầm tĩnh, nói năng nhẹ nhàng, khi tiếp xúc dễ lôi cuốn cảm tình với người đối diện. Nói lưu loát tiếng Pháp và tiếng Anh. Ông ta tự học và đỗ bằng Cử nhân văn chương Anh tại Đại học Huế. Nguyễn Thúc Tuân còn là Trưởng của phong trào Hướng Đạo tại Huế. Ông ta cũng là một thông dịch viên cho các phái đoàn quan trọng của Mỹ.
Nguyễn Thúc Tuân, một con người nhìn bề ngoài hiền lành và trí thức như vậy, nhưng con người đó là một nhân vật tình báo của Cụm Tình Báo Chiến Lược Việt cộng, nằm trong tổ Trí vận của nhóm Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, giáo sư trung học Nguyễn Du, Lê văn Hảo, giáo sư nhân Chủng Học Viện Đại Học Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư Văn Chương và Triết học tại trường Quốc học, Lê Cảnh Đạm Trưởng Hướng Đạo.
Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan thuộc Cục Tình báo Chiến Lược khai, chính hắn là Cán Bộ Điều Khiển của Nguyễn Thúc Tuân.
Tôn Thất Dương Kỵ
Còn nhớ vụ tranh đấu Phật giáo năm 1966 của Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan tại Huế, chính Nguyễn Thúc Tuân đã chỉ thị cho ông Lê Cảnh Đạm, dùng xe hơi màu trắng của bà Tuần Chi đến nhà Trịnh Cơng Sơn chở Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan thoát vòng vây của CSĐB lên mật khu an toàn, vì đêm trước khi y lên mật khu, Hoàng Phủ Ngọc Tuờng ăn cơm tối tại nhà Trinh Cơng Sơn.

Sau 1975 ông Lê Cảnh Đạm được đảng Cộng sản tuyên dương và trao tặng huy chương, vì đã có công giải thoát cho hai tên đồ tể Tường và Phan và nuôi dưỡng Thiếu tá quân báo Vc Lê Cảnh Xuân, tự Nam Đen trong nhà.

Thoát ly ra Bắc cùng với Thích Đôn Hậu, Bà Tuần Chi, Dương Tiềm, Dương Kỵ và nhóm trí thức Huế vào năm Mậu Thân 1968, trở lại Huế sau ngày 28/2/1975, Dương Tiềm giữ chức vụ Giám đốc sở Học Chánh Trung Trung Bộ và Nguyễn Thúc Tuân được Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế giao cho chức vụ trông coi Ty Thông Tin, nhưng sau đó cả hai cùng bị Đại Tá Công An Việt cộng Nguyễn Đình Bảy, bí danh Bảy Lanh, Trưởng Ty Công An Việt cộng Thừa Thiên-Huế bắt và gán cho tội “gián điệp nhị trùng”, và sau đó bị toà án Việt cộng tại Huế tuyên án mỗi người 18 năm tù.
Về nhân vật Bảy Lanh, trước 1975, Bảy Lanh là Trưởng ban An ninh Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên-Huế. Tết Mậu Thân 1968, y phụ trách an ninh Quận 3 [Hữu Ngạn] thị xã Huế, chính y đã ra lệnh chôn sống trên 500 đồng bào vô tội, cán bộ, công chức của chính phủ VNCH tại Lăng Xá Bầu.
Bảy Lanh xuất thân từ một lò mổ trâu, cũng có giây dưa nghề nghiệp với đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và sau đó là tên ở đợ cho chủ tiệm thuốc Bắc Thiên Tường, tại đường Duy Tân, đối diện chợ An Cựu, thuộc Quận 3 thị xã Huế. Được chủ thương, nhận làm con nuôi. Bảy Lanh cũng như Đại Tá Thân Trọng Một, Trung đoàn Trưởng Trung Đoàn 5 Đặc Công, thường gọi là Công Trường 5 của Tỉnh đội Thừa Thiên, cả hai đều mù chữ, không biết đọc và cũng chẳng biết viết một chữ nào.
Đại Tá Thân Trọng Một ký tên mình bằng một gạch thẳng [số 1] và Đại Tá Bảy Lanh thường ký tên bằng một gạch thẳng và có gạch ngang nhỏ ở giữa [số 7]. Trình độ học vấn “đỉnh cao trí tuệ” của hàng sĩ quan Cấp Tá thuộc Quân đội Nhân dân Hà Nội chỉ có vậy mà thôi.
Hoàng Kim Loan kể với tôi một chuyện về Bảy Lanh
Một chiếc máy bay “Bà già” [Máy bay L-19 loại quan sát] không hiểu vì kỹ thuật, hay bị du kích bắn rơi tại vùng núi Truồi, thuộc quận Phú Lộc, gần vùng trú đóng của Ban an ninh Nguyễn đình Bảy. Nguyễn đình Bảy đã cho nhân viên đến lục soát chiếc máy bay này, nhưng sau đó chẳng thấy báo cáo lên cơ quan Tỉnh Ủy. Tỉnh ủy gởi văn thư cho Nguyễn Đình Bảy:
“Yêu cầu báo cáo và giao nạp chiến lợi phẩm” .
Nhờ người khác đọc xong văn thư, Nguyễn đình Bảy viết vào văn thư chỉ 2 số: số 7 và số 0, gởi trả lại cơ quan Tỉnh Ủy. Một vài tuần sau Tỉnh ủy gởi cán bộ vận tải về cơ quan An ninh để mang 70 chiến lợi phẩm lên cơ quan Tỉnh ủy. Nguyễn Đình Bảy tức giận nói với đồng chí cán bộ vận tải :
“Sao họ ngu quá vậy. Trong văn thư gởi lên Tỉnh ủy tôi đã báo cáo rõ ràng rồi: Số 7 là tên của tôi Nguyễn đình Bảy, Bảy Lanh - Số 0 là không tịch thu được chiến lợi phẩm nào cả. Rõ ràng như vậy mà họ không hiểu, làm gì có 70 chiến lợi phẩm mà giao nạp” .
Hoàng Kim Loan kết luận:
-“Bảy Lanh đã ngu mà Tỉnh ủy lại còn ngu hơn Bảy Lanh, đọc báo cáo của Bảy Lanh mà chẳng hiểu gì cả” !

Biến Động Miền Trung 
(Giai đoạn 1963-1975) 
- Phần 17

Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)
TRẬN CHIẾN TÌNH BÁO 

***

TRẬN CHIẾN TÌNH BÁO CHÍN NĂM giữa Đại Tá Công an Việt cộng Bảy Lanh Trưởng Ty Công An/ Vc Thừa Thiên Huế, Với Chỉ Huy Trưởng CSQG Thừa Thiên-Huế.

Trong trách nhiệm Chính Phủ giao phó, chỉ huy lực lượng CSQG thừa Thiên-Huế, để duy trì luật pháp quốc gia, ổn định ninh trật tự cộng cộng, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, tôi và toàn thể nhân viên các cấp thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế hầu như đã hoàn tất được nhiệm vụ mà thượng cấp giao phó.
Mọi mưu toan khuấy rối, tấn công, đặt chất nổ nhằm mục đích gây tiếng vang, sát hại đồng bào vô tội tại Huế của bọn chúng, đều bị lực lượng CSQG ngăn chận, bóp nát từ trong trứng nước - Cơ sở nội thành của bọn chúng đều bị BCH/CSQG Thừa Thiên bắt giữ vô hiệu hoá, và đương nhiên tổ chức an ninh của chúng cũng đã bị CSQG Thừa Thiên-Huế gài người xâm nhập nặng nề.
Hai đơn vị An ninh của Việt cộng và CSQG/ Thừa Thiên-Huế, đã có hằng trăm lần đấu trí, và ban An ninh Việt cộng tại ThừaThiên-Huế của Bảy Lanh đã nhận lãnh hằng ngàn lần thua.
Nói hay, nói tốt, cho cá nhân mình là điều tối kỵ, nhưng nói cho lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế là điều nên và cần phải nói, vì “Sự thật vẫn là sự thật” .
Vòng đai an ninh của lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế được dựng lên, để bao bọc và bảo vệ sinh mạng và tài sản cho đồng bào Huế, là một bức tường “Thép” đúng nghĩa. Chín năm trời kể từ 1966, không một lần nào Đại Tá Bảy Lanh và lực lượng An Ninh của hắn có thể chọc thủng được.
Cho dù ai, cá nhân, đoàn thể hay tôn giáo nào đó, dù không có cảm tình, dù chẳng ưa gì CSQG Thừa Thiên Huế, nhưng chắc chắn phải nhìn nhận sự thật một cách minh bạch rõ ràng là :
Trong suốt chín năm, bọn Việt cộng không thực hiện được một vụ phá hoại nào trong thành phố Huế, như ám sát, đặt chất nổ sát hại dân chúng, ngoại trừ Tết Mậu Thân, trường hợp này, ngoài tầm tay và khả năng của lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế.
Nói phải có sách, mách phải có chứng, tôi xin nêu một vài trường hợp điển hình mà Bảy Lanh, Trưởng Ban An ninh của Tỉnh thị ủy Thừa Thiên-Huế âm mưu thực hiện nhưng đã bị lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế ngăn chận, phá vỡ.
Tôi cũng cần nói rõ, nghề Tình Báo là một nghề khắc nghiệt, những ai đã ở trong nghề này đều phải chấp nhận cuộc đời nghiệt ngã, bị ràng buộc rất nghiêm khắc bởi luật pháp Quốc Gia và những quy luật chặt chẽ của cơ quan suốt cả cuộc đời, cho dù còn phục vụ hay đã hưu trí. Họ sống thu mình, im lặng, câm nín, chôn chặt những gì mình đã làm, những gì mình đã biết, cho đến lúc lìa khỏi cõi đời. Nói đúng nghĩa là : ''sống để dạ, chết mang theo”.
Nhưng hôm nay, trong cảnh quốc phá gia vong, vận nước điêu linh, thân phận lưu lạc, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã không còn nữa, Cảnh Sát Quốc Gia cũng không, thế nhưng nguyên tắc vẫn là nguyên tắc, vì vậy, những trường hợp đối đầu với tên Đại Tá Việt cộng Bảy Lanh và ban An Ninh Thành ủy Huế, trong một số chiến dịch xâm nhập, mà tôi sắp kể ra đây, chỉ là một số ít trường hợp đã hết thời gian tính, mà tôi có thể nói được, viết được.
Và những Tình báo viên, Mật báo viên, hoạt động trong các chiến dịch xâm nhập này, đã không còn trong cõi đời phiền muộn này nữa, họ đã ngàn năm yên nghĩ. Bọn cộng sản hiện tại sẽ chẳng truy nguyên, truy tầm được một vết tích nào, để gây hại cho bất kỳ một ai hiện còn ở Việt Nam.
Ngoại trừ những kẻ nội gian như : Trung úy Cảnh Sát Tôn Thất Khiên, Trung Úy Cảnh Sát Lê văn Tiu, Trung Sĩ Cảnh Sát Huỳnh Công Lý, và Trưởng Toán Tình báo Phủ Đặc ủy tại Huế Trần văn Luật. Bọn chúng là những kẻ phản quốc, phản bội quê hương, phản bội đồng đội, hợp tác với địch. Dù chúng còn sống hay đã chết, tôi vẫn đề cập đến mà không cần phải giữ gìn ý tứ gì cả. Tưởng cũng cần nói rõ thêm về trương hợpTrung Úy Cảnh Sát Lê văn Tíu , y bị móc nối vì vợ của y có bà con với tên Phan Nam, Thành Ủy viên Việt Cộng, chính hai vợ chồng Tíu đã nuôi giùm con của Phan Nam trong nhà, khi hai vợ chồng Phan Nam thoát ly lên mật khu.
Chúng tôi đã dùng bọn chúng như miếng mồi nhử những con thú dữ cộng sản vào bẫy, trong một số chiến dịch phản gián, tất nhiên đã gây tổn thất nặng nề cho Đại Tá Việt cộng Bảy Lanh và An ninh Thành Ủy Thừa Thiên-Huế. Vì vậy, tôi dành quyền cho Đại Tá Việt cộng Bảy Lanh, hoặc đàn em của hắn, toàn quyền “Làm việc và xử lý” mấy tên nội gian này. Thành thật cám ơn, và muôn vàn cảm tạ các....... “đồng rận”.
1- Vụ đặt chất nổ tại rạp Ciné Tân Tân tại đường Trần Hưng Đạo Huế.
Ngày 17/5/1970, trước hai ngày sinh nhật của ông Hồ Chí Minh, Bảy Lanh, Trưởng Ty Công An Việt cộng định dùng xương trắng máu đào của đồng bào vô tội Huế, dâng quà sinh nhật lên lãnh tụ Hồ Chí Minh, bằng cách cho lệnh cơ sở đặc công nội thành Huế đặt chất nổ tại rạp Ciné Tân Tân, ngay đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế.
Nếu vụ này CSQG/Thừa Thiên-Huế không ngăn chận kịp thời, đã có vài trăm thây người ngã gục, một hành động quá tàn bạo và ác độc, chỉ có những loài cầm thú như bọn Việt cộng mới có thể làm điều đó, bọn họ xem sinh mạng con người rẻ như cỏ rác, bèo bọt. Những kẻ họ định sát hại đa số là những người trẻ, học sinh, sinh viên, không có hận thù, chẳng “mắc nợ máu với nhân dân và cách mạng” họ đi xem ciné vào sáng thứ bảy, vậy mà Bảy Lanh vẫn quyết định sát hại họ.
Cũng may, chúng tôi “Công An Ngụy”, danh từ mà Việt cộng thường dùng để gọi chúng tôi, đã ngăn chận kịp thời, tóm bắt toàn bộ toán đặc công nội thành, tịch thu một khối chất nổ khoảng hơn 2kg ngay tại rạp ciné Tân Tân.
Tôi còn nhớ rõ, khi lực lượng CSĐB âm thầm ập vào rạp Tân Tân, căn phòng lờ mờ trong bóng tối, mọi người đang mải mê xem film.
Tùy theo niềm tin tôn giáo của mỗi người, có thể nói đây là một phép lạ, mà ơn trên chỉ dẫn cho chúng tôi - Tên soát vé Lê văn Lữ đang lom khom ở hàng ghế thứ nhất, bên tay phải, từ ngoài cửa đi vào, trên tay đang cầm một xách tay nhỏ. Chúng tôi dí súng vào người hắn và giật lấy xách nhỏ mà hắn đang cầm. Mở xách của hắn ra thì chất nổ được chứa trong một lon bằng kim loại, đã găm ngòi nổ, chúng tôi không biết ngòi nổ hắn đã cho vận hành từ bao lâu, có thể một phút, hai phút, năm phút, mười phút.....
Hơn hai trăm mạng người đang mải mê ngồi xem film trong rạp, và anh em chúng tôi đang ở trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi giữa cõi chết và sự sống. Nếu khối TNT nổ ngay, trong hơn hai trăm người đang ngồi đó, có bao nhiêu người chết, bao nhiêu người bị thương thì chưa rõ, nhưng điều chắc chắn là ba anh em chúng tôi chẳng còn một ai trên cõi trần thế này nữa. Rất nhanh, ngòi nổ được Đại úy Thiện rút ra khỏi chất nổ.
Đại Úy Phó Trưởng Ty Huỳnh Văn Thiện, đã bị ngòi nổ chậm phát nổ ngay trên tay. Ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn rời bàn tay mặt văng xa, máu tươi tuôn xối xả thành dòng. Nhìn lại Thiện chỉ còn nửa bàn tay mặt, tôi cứng người, sửng sốt. Một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng, thẳng lên óc, toàn thân nổi gai ốc – Phép lạ đã đem may mắn đến trong tích tắc, vì Thiện vừa kịp rút ngòi nổ ra khỏi khối chất nổ – Chỉ một “sát na” mà anh em chúng tôi thoát chết và mọi người trong rạp được an toàn.
Sau nhiều năm tù tội trong trại tù Cộng sản, ngày Thiện và gia đình đến Mỹ theo diện HO, tôi đến thăm Thiện và gia đình vào buổi sáng, tối đến khoảng hơn 12 giờ khuya, Thiện gọi điện thoại cho tôi:
- Anh ơi, Anh đến gấp chở cho nhà em vào bệnh viện, nhà em đau nặng quá.
Chỉ 10 phút sau tôi chở chị Thiện và Thiện vào một bệnh viện tại đường Valley View, cạnh Free way 22, Orange County, Cali. Nhìn cảnh Thiện dùng cánh tay mặt tàn phế, lạng quạng đỡ vợ ra khỏi xe, tôi phụ với Thiện đỡ chị vào phòng cấp cứu, chợt nhớ chuyện xưa, những ngày tháng cũ ở Huế, tôi và Thiện, một Trưởng Ty, một Phó Trưởng ty, tình như anh em, bao nhiêu năm xa cách, nay gặp lại Thiện, nhìn cánh tay mặt của Thiện bị tàn phế suốt đời vì nghĩa vụ, lòng tôi thật xót xa.
Tóm tắt vụ này, toàn bộ đám cơ sở đặc công nội thành bị bắt giữ, trong đám này có tên Tôn Thất Trai, cơ sở chủ chốt lại là bà con của ông bà Tôn Thất Ngọc chủ rạp Ciné Tân Tân.
Ông Bà Tôn Thất Ngọc là bạn thâm giao lâu đời của Cố Trung Tướng Trần Văn Đôn, vì vậy mà Ông bà Ngọc đã nhờ cố Trung Tướng Trần Văn Đôn can thiệp. Sau khi nghe tôi trình bày nội vụ, Trung Tướng hủy bỏ ý định can thiệp cho tên Tôn Thất Trai được tự do.
2- Tấn công trụ sở Xã Thủy Tường nằm cạnh trường tiểu học Nam Giao, thuộc huyện Hương Thủy.
Mở màn cho chiến dịch Đông, Xuân vào cuối tháng 11/1971, theo yêu cầu của Tỉnh Đội Thừa Thiên, cơ quan An Ninh Tỉnh đã gởi một trinh sát về vùng xã Thủy Trường, điều nghiên tình hình, vẽ sơ đồ và thu thập tin tức cần thiết chuẩn bị cho cuộc tấn công xã Thủy Trường.
Viên Trinh Sát được gởi về điều nghiên đã báo cáo tình hình rất chính xác:
- Lực lượng cơ hữu của xã Thủy Trường gồm có 12 Cảnh Sát xã, một tiểu đội Nghĩa Quân, khoảng 20 Nhân Dân Tự Vệ, 9 cán bộ Xã, kể cả ông Xã Trưởng Nguyễn Y, tổng cộng trên dưới 50 người.
Hằng đêm số người này thường tụ tập tại nhà ông Nguyễn Thể, cai trường Tiểu học Nam Giao, cạnh trụ sở xã để đánh bạc [lắc điã]. Từ ông Xã trưởng đến ông Cuộc trưởng Cuộc Cảnh sát đều chủ quan, lơ là trong việc bố trí an ninh, canh gác ban đêm.
Về hướng tiến quân và trục di chuyển để tấn công xã Thủy Trường, viên trinh sát đề nghị lộ trình an toàn là băng qua chân núi Ngự Bình đến núi Ba Vành, băng qua chùa Quốc Ân, bám sát khu nghĩa địa Nam Giao, tấn công xã Thủy Trường. [Núi Ba Vành hay Ba Tầng, hay núi Bàn Sơn, là nơi vào ngày 25 tháng 1 năm 1788, năm Mậu Thân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cùng binh lính đã dừng chân tại đó, làm lễ tế trời, lên ngôi Hoàng Đế sau đó kéo quân ra Bắc Hà đánh tan quận nhà Thanh]
Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 28/11/1971, theo lộ trình “an toàn”, hai tiểu đội thuộc Tỉnh Đội Thừa Thiên chỉ còn cách mục tiêu trụ sở Xã Thủy Trường khoảng 300 mét thì bị phục kích. Mìn Claymore và súng M16, đã nổ xối xả vào hai tiểu đội Việt cộng đang mưu toan tiến dần đến tấn công trụ sở xã Thủy Trường. Thường trong kỹ thuật tác chiến, nếu bị phục kích thì đến 99% là thác - Con đường sống duy nhất là xông thẳng vào toán phục kích, (chiến thuật phản phục kích của Biệt Động Quân). Nhưng đám Việt cộng hèn nhát không có can đảm làm chuyện đó, nên bị thiệt hại rất nặng. Bọn chúng, kẻ sống, kéo đứa bị thương, kéo luôn xác chết, dìu nhau chạy.
Bốn ngày sau dân chúng vùng Tứ Tây, trong vùng nghĩa địa gần chùa Trà Am, phát giác có bốn ngôi mộ mới chôn, không biết của ai và chôn từ hồi nào, lại không được chôn cất kỹ lưỡng, nên một phần thân thể bị chó moi, dân chúng phải cùng nhau chôn lại cho tươm tất hơn.
Ba tuần sau chúng tôi mới phối kiểm được trong trận phục kích đêm hôm đó địch có 4 chết và 3 bị thương.
Lực lượng Việt cộng lần này bị thiệt hại nặng, chính Ban An Ninh gởi trinh sát về điều nghiên địa thế, vẽ sơ đồ mục tiêu, thu thập tin tức, chỉ dẫn lộ trình di chuyển an toàn, nhưng tại sao lại bị địch phục kích ?
Chẳng có gì lạ, kẻ vẽ sơ đồ mục tiêu, cung cấp tin tức, chỉ dẫn lộ trình cho đơn vị Tỉnh Đội đi vào ổ phục kích, vào vùng tử địa, và còn đích thân chỉ huy đơn vị Đặc Biệt phục kích là Chỉ Huy Trưởng CSQG/ Thừa Thiên-Huế, là tôi, Đại Úy Liên Thành.
Chắc hẳn Trưởng Ban An Ninh Đại Tá Bảy Lanh phải ngạc nhiên lắm, nội vụ được sắp đặt như sau:
Sau khi nhận đựơc nhu cầu của ban An Ninh Thành Ủy cho mục tiêu trụ sở Xã Thủy Trường, gởi cho cho cơ sở nội thành, phối hợp với trinh sát viên, thâu thập tin tức, điều nghiên địa thế, cơ sở nội thành này của Bảy Lanh mà cũng là của tôi. Tôi đã trình toàn bộ hồ sơ xâm nhập nội vụ với Đại Tá Tôn Thất Khiên, Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Trưởng thị xã Huế, với đề nghị cho phép tôi cung cấp cho địch toàn bộ nhu cầu về tin tức, vẽ sơ đồ trụ sở xã Thủy Trường, và đề nghị lộ trình di chuyển của địch đến mục tiêu. Ngoài ra tôi cũng trình với Đại Tá Tỉnh Trưởng, tôi sẽ chỉ huy một đơn vị Đặc Biệt của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, phục kích trên lộ trình di chuyển của địch.
Đại Tá Tỉnh Trưởng đã chấp thuận đề nghị và kế hoạch của tôi.
Tóm tắt, những gì Ban An Ninh Việt cộng cần cho mục tiêu trụ sở Xã Thủy Trường, tôi đã cung cấp cho họ quá đầy đủ và chính xác ở mức độ 100%. Duy chỉ có một điều mà tôi không cung cấp cho ban An Ninh Việt cộng được, đó là:
Tôi và lực lượng CSQG đã đợi đơn vị Tỉnh Đội Việt cộng Thừa Thiên tại điểm hẹn tử thần, mà tôi đã chọn cho họ, là khu nghĩa trang rộng mênh mông, gần trường tiểu học Nam Giao cạnh xã Thủy Trường.
Hai nhân chứng sống trong vụ này còn đây : Đại Tá Tôn Thất Khiên, cựu Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Trưởng Thị Xã Huế, hiện đang định cư tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ, và Đại Úy Cảnh Sát Phạm Bá Nhạc, Chỉ Huy Trưởng CSQG quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, người đã chỉ huy hai chiếc xe Commando car của Quân Trấn Huế tiếp ứng cho tôi, khi tôi và đơn vị CSQG Thừa Thiên Huế, đụng trận với hai tiểu đội Việt cộng của Tỉnh Đội Thừa Thiên-Huế, tại nghĩa trang Nam Giao gần trụ sở Xã Thủy Trường. Đại Úy Phạm Bá Nhạc hiện đang định cư tại nam California, Hoa Kỳ.
Tại sao Đại úy Cảnh Sát Phạm Bá Nhạc lại chỉ huy hai chiếc Commando car của Quân Trấn Huế :
Đêm hôm đó, vì tình hình an ninh đặc biệt, trụ sở xã Thủy Trường nằm ngay vòng đai an ninh thành phố Huế, chỉ cách tư dinh Đại tá Tỉnh Trưởng chưa đầy 7km, đề phòng mọi chuyện bất trắc ngoài dự tính có thể xảy ra, tôi liên lạc với Thiếu Tá Sang, Quân Trấn Trưởng Huế và cử Đại Úy Cảnh Sát Phạm Bá Nhạc, Sĩ quan liên lạc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, phối hợp với Quân Trấn tăng cường tuần tiễu thành phố, và bảo vệ tư thất Đại Tá Tỉnh Trưởng.
Quân Trấn giao cho Nhạc chỉ huy hai xe Commando car, Nhạc đem hai xe trấn ngay cửa tư dinh Đại Tá Tỉnh Trưởng. Qua hệ thống truyền tin, Nhạc nghe tôi đang liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu và Cảnh Sát, chẳng cần xin lệnh, Nhạc điều động hai xe Commando car, bỏ dinh Tỉnh Trưởng chạy thẳng tới vùng xã Thuỷ Trường. Nhạc gọi tôi :
- Tango, em và hai xe Commando car đang đi chuyển đến anh.
- Ông ơi, ông dừng ngay lại, bố trí tại trụ sở xã Thủy Trường là được rồi, đừng vào sâu hơn nữa, bọn chúng có súng B40, chúng tặng ông hai quả B40 ông thành thằng Tây đen, Mạ anh khóc đó !
Nhạc vốn là Sinh viên Đại học Khoa học của viện Đại Học Huế, rời bỏ sân trường xông vào cuộc chiến, tốt nghiệp khóa I Học Viện CSQG, cùng khóa với Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước Cộng Hoà Xã Hội cộng sản Việt Nam hiện nay. Bản chất thông minh mà lại gan lì không sợ hiểm nguy, hắn thuộc loại “điếc không sợ súng”, phải chi hắn ở Quân đội thì hoặc là hắn “đỏ ngực”, hoặc “xanh cỏ”. Sau vụ xã Thủy Trường, tôi bổ nhiệm Nhạc làm Chỉ Huy Trưởng CSQG quận Hương Thủy, cho đến ngày mất Huế. Nhạc bị bắt ngay tại mặt trận khi đang điều động Cảnh Sát Quận Hương Thủy đánh nhau với Việt cộng vào ngày 28/2/1975.
Sau 1975, Phạm Bá Nhạc cũng đã gỡ mất 13 cuốn lịch trong trại tù Việt cộng. Ngày gặp nhau tại Cali, hắn chẳng có gì thay đổi, vẫn với nụ cười lang bạt như xưa.
3- Vụ đặt chất nổ tại quán cơm Âm Phủ, mưu toan sát hại phái đoàn cao cấp tháp tùng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu kinh lý Thừa Thiên-Huế.
Chắc hẳn Bảy Lanh và Ban An Ninh Tỉnh Thị Ủy Thừa Thiên-Huế vẫn chưa quên vụ gởi 3kg chất nổ Plastic (hợp chất C.4) từ mật khu về cho cơ sở đặc công nội thành Huế, mưu toan đặt chất nổ sát hại phái đoàn Tướng lãnh và các Bộ Trưởng tháp tùng Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu đi kinh lý Thừa Thiên-Huế tại quán cơm Âm Phủ, gần sân vận động Tự Do, thuộc Quận III, thành phố Huế vào khoảng tháng 12/1971:
Tên Nguyễn Thôi, chủ quán cơm Âm Phủ đã từ lâu chúng tôi khám phá hắn là cơ sở nội thành của ông, nhưng chúng tôi vẫn để yên. Chính hắn là người đã theo dõi, báo cáo cho Ban An Ninh Việt cộng, thói quen của các phái đoàn cao cấp tháp tùng Tổng thống VNCH, mỗi lần kinh lý ở Thừa Thiên-Huế - Vào ban đêm, khoảng sau 9 giờ, thường kéo nhau về ăn tối tại quán cơm Âm Phủ của tên Thôi.
Báo cáo của tên chủ quán Âm Phủ Nguyễn Thôi gởi cho Ban An Ninh Việt cộng không có sai, hoàn toàn đúng một trăm phần trăm. Quả vậy, mỗi lần Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đi kinh lý tại Huế, nếu nghỉ lại đêm thì nghỉ tại Tòa Đại Biểu, và sau 9 giờ tối Tổng Thống nghĩ ngơi không còn tiếp ai nữa. Lợi dụng khoảng thời gian này, phái đoàn cao cấp của Chính phủ và Quân đội tháp tùng Tổng Thống, thường kéo về quán cơm Âm Phủ để ăn tối.
Bảy Lanh và Ban An Ninh của hắn đã chuẩn bị kế hoạch đó từ lâu, chỉ đợi thời cơ đến là ra tay, và tôi cũng đã nhận được đầy đủ và chi tiết kế hoạch hành động của họ.
Ngày giờ đã đến, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà và phái đoàn cao cấp tháp tùng Tổng Thống đáp xuống sân bay trực thăng, trước tư thất Tỉnh Trưởng cạnh trường Quốc Học vào khoảng 10 giờ 30 phút sáng ngày 19/12/1971.
Lẽ đương nhiên đám cơ sở đặc công nội thành Việt cộng có tái sinh thêm bốn kiếp người, vẫn không thể biết được ngày giờ nào Tổng Thống VNCH và phái đoàn cao cấp đến Huế, bọn họ chỉ có thể biết được khi thấy một đoàn trực thăng đáp xuống sân bay trước tư dinh Tỉnh trưởng, và nhìn thấy đoàn xe hộ tống của CSQG Thừa Thiên-Huế, Quân Cảnh, đang chờ sẵn.
Theo kế hoạch, Bảy Lanh dự định cho nổ tung quán cơm Âm Phủ, với 3kg chất nổ C.4, dư sức sát hại trọn gói phái đoàn cao cấp của chính phủ VNCH, và giờ hành động từ 9 giờ tối trở đi, tùy theo thời gian phái đoàn đến ăn tối sớm hay muộn.
Quán cơm Âm Phủ tối hôm 19/12/1971, thực khách đông hơn thường nhật, có khoảng trên 25 người, trong đó 7 người khách là những nhân vật quan trọng và cao cấp của chính phủ tháp tùng Tổng Thống, số còn lại là khách địa phương.
Khoảng 10 giờ 50 tối, một tiếng nổ nhỏ nghe. . . “Bẹt”. . tỉ như người vỗ nhẹ hai tay vào nhau gần đâu đó, thực khách có ai nghe cũng chẳng thèm để ý. Thật ra tiếng “Bẹt” đó là tiếng nổ kích hoả của ngòi nổ chậm, trong một khối chất nổ đã được cơ sở đặc công Việt cộng ngụy trang khéo léo, đặt ở ở một góc trong quán Âm Phủ. Ngòi nổ đã kích hoả, nhưng chất nổ C.4 lại không nổ.
Đối với người bình thường, nếu nhìn thấy thì cho đây là một phép lạ, vì không thể nào ngòi nổ đã kích hoả mà chất xúc tác là C.4 lại không phát nổ. Còn đối với Đại Tá Công An Bảy Lanh, và đám người của hắn sau khi kiểm thảo và phê bình công tác, thì cho đây là lỗi kỹ thuật, chất nổ đã quá cũ, bị hư nên không phát nổ.
Thật tình mà nói trình độ của Bảy Lanh và đám người của hắn quá kém, nếu không lịch sự thì có thể dùng chữ quá ngu mới đúng :
Chẳng có phép lạ nào, hoặc vì lỗi kỹ thuật mà 3kg chất nổ C.4 không phát nổ. Bất cứ loại chất nổ nào, không bao giờ để quá lâu và quá cũ mà bị hư không dùng được, có thể để bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm khi dùng vẫn được như thường, cho là lỗi kỹ thuật là lầm lẫn lớn, chẳng hiểu biết gì cả về chất nổ.
Vụ đặt chất nổ ở quán cơm Âm Phủ tối hôm 19/2/1971 bị thất bại, 3kg chất C.4 không phát nổ nguyên nhân là do tay người làm - là chính tôi - là lực lượng CSQG/ Thừa Thiên-Huế ngăn chận và phá vỡ.
Chất nổ C.4 được Ban An Ninh Việt cộng chuyển về cho cơ sở đặc công nội thành Huế, nhưng rủi thay, (rủi chúng, may mình), cơ sở đặc công nội thành đó lại là người của tôi. Khi tôi nhận được 3kg chất nổ C.4 tôi đã yêu cầu chuyên viên chất nổ của cơ quan Tình báo Đồng Minh giúp đỡ, và trước đó 6 giờ đồng hồ, một chuyến trực thăng từ Đà Nẵng bay ra Huế, chuyển cho tôi 2 lít hoá chất Acéton đặc biệt.
Tại nhà an toàn, chính tôi đã dùng một thau giặt lớn, bỏ 3kg chất C.4 dẻo, màu ngà ngà, y như chất bột dẻo làm bánh bao và đổ 2 lít Acéton vào, nhào trộn với nhau trong gần một giờ đồng hồ. Chất C.4 trộn đều với hóa chất đặc biệt, chất nổ này đã trở thành một khối bột vô dụng, có đốt cũng không cháy, đừng nói gì loại ngòi nổ chậm chỉ xẹt có tí lửa không đủ sức kích hoả khối chất nổ.
Vụ đặt chất nổ tại quán cơm Âm Phủ, ngoài tôi là kẻ chủ động, bẻ gãy kế hoạch của Bảy Lanh, còn có hai nhân chứng biết rất rõ nội vụ :
Người thứ 1: đó là Đại Tá Tôn Thất Khiên Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Trưởng thành phố Huế, lẽ đương nhiên tôi phải trình với ông nội vụ và kế hoạch của tôi, là vẫn để cho đám cơ sở của Ban An Ninh Tỉnh Thị Ủy Việt cộng thi hành công tác, hầu bảo vệ và bảo mật cho người của tôi khỏi bị bọn chúng nghi ngờ, mặt khác, ngăn chận không cho phát nổ bằng chất Acéton đặc biệt. Kế hoạch của tôi đã được Đại Tá Tôn Thất Khiên Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên Thị Trưởng thành phố Huế chấp thuận.
Người thứ 2 biết rõ nội vụ là Đại Úy Trương Công Ân, Trưởng phòng CSĐB của tôi.
4- Ba tên nội gian tại BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.
Bảy Lanh tổ chức cài nội tuyến vào CSQG Thừa Thiên-Huế, và cho đó là một thắng lợi to lớn của cách mạng, của hắn ta, của Ban An Ninh Thị Ủy Thừa Thiên- Huế.
Ba tên nội tuyến đó là:
1- Trung úy Cảnh sát Tôn Thất Khiên, hắn giữ chức vụ Trưởng ban CSĐB Quận III.
2- Trung Úy Cảnh Sát Lê Văn Tiếu
3- Trung sĩ Cảnh Sát Đặc Biệt Huỳnh Công Lý.
Chúng tôi biết rõ và tường tận trường hợp ba tên nội gian này này:
- Tên Trung úy Tôn Thất Khiên (tên này anh em thường gọi là Khiên lé, trùng tên, họ, với Đại Tá Tỉnh Trưởng) đã lớn tuổi nhưng háo sắc, hắn bị mỹ nhân kế. Người đàn bà gài cho Tôn thất Khiên tên là Trương thị Hồng, 36 tuổi, góa chồng, không có con, ở làng Triều Sơn Tây, thuộc quận Hương Trà. Trương thị Hồng thuộc cơ sở của nội thành, gia đình có thân nhân tập kết.
- Tên Trung úy Lê văn Tíu, hắn bị móc nối qua quan hệ gia đình.
- Tên Trung sĩ Huỳnh Công Lý, hắn có một điểm quan trọng mà Bảy Lanh nhắm vào, đó là em ruột của Huỳnh Công Lý tên Huỳnh văn Cận, một cán bộ điều khiển một vài chiến dịch xâm nhập của phòng CSĐB.
Hai khuyết điểm của tên Lý là ham mê cờ bạc và nói quá nhiều. Bảy Lanh dùng tiền bạc để mua chuộc tên này.
Nhưng trong luật chơi trò phản gián, Bảy Lanh là vỏ quýt dày. Tôi có móng tay nhọn.
Phát giác ngay từ đầu, tôi không cho lệnh Đại Úy Trương Công Ân trưởng phòng CSĐB bắt bọn chúng, mà còn để cho bọn chúng thong thả, thoải mái đánh cắp tài liệu, nghe ngóng tin tức chuyển giao cho Bảy Lanh.
Trong một khoảng thời gian rất dài, Đại Tá Bảy Lanh đã xài đồ giả: “Made in CSQG/Thừa Thiên-Huế” chế tạo cung cấp, mà Bảy Lanh và Ban An Ninh Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên-Huế không đủ khả năng khám phá, thật quá tệ. Tệ hại hơn nữa là sau 1975, Bảy Lanh đã đem tên Huỳnh Công Lý ra Hà Nội khoe công trình xâm nhập của hắn và xin gắn huy chương cho Huỳnh Công Lý.
5- Những trạm giao thông, liên lạc của Đại Tá Việt cộng Bảy Lanh tại nội thành Huế.
Tại nội thành Huế, Bảy Lanh đặt những trạm giao thông liên lạc chính, bao nhiêu năm hắn vẫn vô tư xử dụng, những tưởng là tôi không biết, thật ra tôi biết từ lâu, và lực lượng CSĐB đã đặt các toán theo dõi và đã khám phá hầu hết các sở giao thông liên lạc nội thành của hắn, đó là:
a- Trung Tâm dạy đánh máy chữ tại góc đường Trần Cao Vân và Lý Thường Kiệt, cạnh quán ăn Lưu Hương, trước ty Bưu Điện Huế, thuộc Quận III. Người điều khiển trung tâm này là người của Bảy Lanh, hắn tên Trần văn Sơn, người An Nong 3, huyện Phú Lộc, có cha tham gia kháng chiến năm 1947 và đi tập kết 1954.
b- Quán ăn Lạc Thành ngay cửa Thượng Tứ.
Nơi đây, trước vài ngày khi cuộc tấn công Mậu Thân Huế của Việt cộng bắt đầu, chính là nơi tụ tập hội họp của đám cơ sở nội thành và đám sinh viên tranh đấu năm 1966 của ông Thích Trí Quang. Bọn chúng đã bị tôi vây bắt, một số chạy thoát được, sau đó lên mật khu, những ngày cận Tết từ mật khu đột nhập thành phố, sửa soạn thi hành cuộc tàn sát tắm máu dân lành vô tội ở Huế năm 1968, Tết Mậu Thân.
c- Quán ăn Quốc Tế ngay đường Phan Bội Châu, cạnh rạp ciné Ly Đô cũ và nhà Hát Bộ bà Tuần. Tên Nguyễn Tròn là cơ sơ giao thông liên lạc nội thành. Trong phong trào tranh đấu 1966 của Thích Trí Quang, hắn là cơ sở tin cậy, một tay xách động, quá khích.
d- Bến xe đò Huế-Sịa nằm ngay đường Nguyễn Hoàng gần Phu Văn Lâu. Đây là trạm thông tin liên lạc từ nội thành Huế ra miền bắc Thừa Thiên của các huyện Quảng Điền, Phong Điền.
Nữ cán bộ giao liên tại đây là Nguyễn thị Lụt, 46 tuổi, răng nhuộm đen, quê quán tại Huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên, cùng quê với Tổng Cục Trưởng Cục Tình Báo Chiến Lược, Trung Tướng Việt cộng Nguyễn Chí Vịnh, con của Đại Tướng Việt cộng Nguyễn Chí Thanh, sau khi Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh chết, Tôn Thất Lành tự Tố Hữu anh em kết nghĩa của Nguyễn Chí Thanh nhận Nguyễn Chí Vịnh làm con nuôi.
Người đàn bà giao liên Nguyễn thị Lụt này, thường ngày ngụy thức buôn bán bánh kẹo tại bến xe đò Nguyễn Hoàng. Mỗi khi có tin tức cần chuyển cho cơ sở nội thành, chiếc nón lá của y thị đươc lật úp, nếu không có thì chiếc nón được lật ngửa, trong trường hợp y thị nghi đang bị theo dõi, y thị kẹp chiếc nón lá về bên tay trái.
6- Những vụ Việt cộng rải truyền đơn tại thành phố Huế.
Vào những ngày đại lễ của cộng sản, như kỷ niệm thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, tuyên bố độc lập ngày 2/9. Ngày thành lập Mặt trận Giải Phóng Miền Nam 20/12. Ngày Lao Động Quốc Tế 1/5. Ngày sinh nhật Ông Hồ Chí Minh 19/5. Trong những ngày này, Tỉnh Thị Ủy Việt cộng Thừa Thiên-Huế và Ban An Ninh của Bảy Lanh thường chỉ thị cho cơ sở nội thành khuấy động trong thành phố như :
- Đặt chất nổ sát hại đồng bào, hoặc rải truyền đơn trong thành phố Huế để tạo tiếng vang.
Lẽ đương nhiên, lực lượng CSQG phối hợp cùng Quân Trấn, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ ba Quận Thị Xã I, II, III, tăng cường biện pháp bảo vệ an ninh tối đa, đề phòng mọi bất trắc, mọi gây rối của cộng sản. Lực lượng an ninh rải đầy thành phố, hằng chục nút chận được thiết lập cố định, hoặc bất chợt kiểm soát chặt chẽ trên đường phố, các ngõ ra vào thành phố suốt ngày đêm. Trong khi đó, phòng CSĐB ra lệnh cho các trưởng toán đầu mối xâm nhập tiếp xúc thường nhật các cơ sở nội tuyến, nằm vùng, trong hàng ngũ Việt cộng, phát giác kịp thời mọi mưu toan của địch.
Lực lượng an ninh rải cùng khắp mọi nơi, kiến cũng không lọt nổi, huống gì là người, vậy mà cơ sở nội thành của Bảy Lanh vẫn rải truyền đơn Việt cộng tại đường Phan Chu Trinh, đường Nguyễn Huệ, Quận III, đường Thống Nhất trước Phu Văn Lâu, bến xe Nguyễn Hoàng, và ngay cả đường phố chính Phan Bội Châu thuộc Quận II thành phố Huế.
Thế nhưng, tất cả các vụ rải truyền đơn Việt cộng đó đều do Trưởng Ty CSQG Thừa Thiên - Huế, Đại Úy Liên Thành và Trưởng Phòng CSĐB, Đại Úy Trương Công Ân, đích thân đi rải thay cho cơ sở nội thành của Bảy Lanh, vì trong tình trạng lực lượng an ninh bố trí dày đặc như vậy, cơ sở nội thành của Bảy Lanh thi thành công tác rải truyền đơn sẽ bị bắt ngay, vì vậy mà Trưởng Ty CSQG/Thừa Thiên-Huế và Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt phải đich thân thực hiện công tác đó, vì cơ sở nội thành của Bảy Lanh cũng chính là. . . tình báo viên của CSQG, nằm vùng trong ban An Ninh Thành Ủy Việt cộng Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đâu muốn tình báo viên của chúng tôi bị lực lượng an ninh phát giác bắt giữ, và cũng để tạo thêm tin tưởng của Bảy Lanh đối với họ, báo hại tôi và Ân làm công không, đi rải truyền đơn cho Việt cộng, sự việc diễn tiến như sau:
Ân và tôi mặc thường phục, Ân lái xe gắn máy, tôi ngồi sau ôm eo Ân, truyền đơn được tôi kẹp dưới bàn đạp xe Honda. Trong đêm tối, nhân viên công lực tại các nút chận có thể nhìn thấy Ân, nhưng không thể nhìn thấy tôi vì tôi nép mặt sau lưng Ân. Mỗi lần vuợt qua khỏi trạm kiểm soát, Ân nói nhỏ: “An toàn”, tôi ngồi sau dở cao đế giày, một loạt truyền đơn bay như bươm bướm trong đêm tối.
Mỗi lần như vậy, vừa về đến BCH thì đã nghe trên hệ thống truyền tin Chỉ huy Trưởng CSQG của Quận III, và Quận II, và các xe tuần tiễu gọi tôi:
- Trình thẩm quyền Việt cộng vừa rải truyền đơn tại..
- Nhận rõ
Tôi và Ân nhìn nhau cười. Việt cộng rải truyền đơn?

7- Tên nội gian Trần Văn Luật, Trưởng toán Tình Báo Phủ Đặc Ủy TUTB của VNCH tại Huế, và vụ treo cờ đỏ sao vàng tại Quận 3 thị xã Huế, trước ngày 27/1/1973, ngày ký kết Hiệp Định Paris.

Trần văn Luật, Trưởng toán tình báo của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH tại Huế. Ngụy thức công việc Tình Báo của hắn thuờng ngày là một gã lái buôn, buôn bò. Hắn đi khắp các nơi, mua bò chỗ này, bán lại chỗ kia.
Là một nhân viên tình báo, nhưng Trần văn Luật lại không có bản chất cần thiết của một người làm tình báo, không kín đáo, cẩu thả trong khi tiếp xúc với cơ sở, và yếu điểm tại hại nhất của hắn là một gã háo sắc.
Nắm được những yếu điểm của hắn, Bảy Lanh đã dùng mỹ nhân kế để đưa hắn vào tròng. Chiếc bẫy đã giăng ra và vòng thòng lọng thắt vào cổ Trần văn Luật là ở làng An Ninh Hạ, thuộc quận Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên, nơi mà hắn thường lui tới để mua bò, và cũng là nơi có người em gái nhỏ xinh xắn tên là Nguyễn Thị. . . người mà hắn say mê đến độ quên cả bổn phận, và trách nhiệm của một nhân viên tình báo, cam tâm hợp tác với kẻ thù, phản bội Tổ Quốc. Chính Trung uy Nguyễn Xuân Vân Phụ tá CSĐB quận Huơng Trà đã bắt y thị, nhưng sau đó Trần Văn Luật đã làm giấy tờ bảo lãnh với Đại Úy Lê Văn Phi CHT/Quận Hương Trà, và Trung Úy Nguyễn Xuân Vân phụ tá Đạc Biệt. Trong giấy bảo lãnh, Trân văn Luật nói rằng Y thị là Tình báo Viên của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, và y làm cán bộ Điều khiển Y thị. [Đại úy Lê Văn Phi hiện định cư tại California, Hoa Kỳ Trung úy Nguyễn Xuân Vân hiện định cư tại Verginia, Hoa kỳ]
Chỉ bốn, năm tháng sau, người em gái xinh xắn tại thôn An Ninh Hạ, huyện Hương Trà đã bị trúng.... độc, chiếc bụng mỗi ngày mỗi lớn, tròn như trái bí ngô, thôi hết rồi, Trần Văn Luật đã bị Bảy Lanh xiết chặt cái thòng lọng, không còn cựa quậy được nữa, hắn vĩnh viễn cam tâm làm kẻ nội gian.
Với tư cách là trưởng toán Tình báo của Phủ Đặc uỷ tại Huế, Trần văn Luật có đủ tư cách pháp nhân, để tiếp xúc trao đổi tin tức với các trưởng cơ quan Tình báo tại Huế như : Trưởng Ty An Ninh Quân đội, Trưởng phòng 2 Tiểâu Khu, Trưởng Phòng 2 Sư Đoàn, và Chỉ Huy Trưởng CSQG. Đó là những mục tiêu mà Bảy Lanh nhắm vào và dùng tên nội gian Trần văn Luật để thu thập tin tức tình báo.
Ban Cố vấn Đồng Minh của CSĐB Thừa Thiên Huế cũng là Cố vấn của toán Tình báo Phủ Đặc ủy tại Huế. Qua tin tức của Trần văn Luật cung cấp, ban phân tích và lượng giá tin tức ở trung ương Sàigòn, đã phát giác ra ngay, tin tức do Trần Văn Luật cung cấp có một số là tin giả, và Sài gòn đã khẩn cấp thông báo ra Huế.
Tôi còn nhớ rõ câu nói của viên cố vấn nói với tôi:
“Nghề chúng ta luôn bắt buộc phải ở vị trí đứng sau lưng kẻ thù để nhìn rõ kẻ thù, tệ lắm là đứng ngang hàng nhìn sang bọn chúng, nếu để kẻ thù đứng sau lưng thì xem như chúng ta đang ở trong tình trạng nguy hiểm.”
Ngoài thông báo của Sàigòn, chúng tôi, văn phòng Cố vấn và CSQG Thừa Thiên-Huế, cũng đã nhận được tin tức từ một đường dây đơn tuyến khác, nằm vùng trong cơ quan của Bảy Lanh báo cho biết Tình báo viên mang bí số.......đã bị phát giác do tin tức từ nội thành chuyển lên.
Tôi và viên cố vấn họp bàn để kiểm soát lại hồ sơ xâm nhập, thì mới phát giác ra tình báo viên này đã làm cho hai cơ quan : CSQG/ Thừa Thiên Huế, và toán tình báo của Phủ Đặc ủy tại Huế.
Phía Phủ Đặc ủy, Trần văn Luật là Cán bộ điều khiển.
Phía CSQG/Thừa Thiên Huế, tôi là cán bộ điều khiển.
Chiếc bẫy đã được giăng ra, Trần văn Luật đã lọt vào bẫy quá dễ đàng, ngoài dự tính của chúng tôi, và chúng tôi phát giác thân phận tình báo viên bị tiết lộ xuất phát từ Trần văn Luật .
Tôi sẽ nói rõ hơn, chi tiết hơn về vụ này, một điệp vụ phản gián điệp của cơ quan Tình báo Đồng Minh, phối hợp cùng cơ quan Tình Báo CSQG Thừa Thiên-Huế, đã giáng một đòn chí mạng lên đầu Ban An Ninh Tỉnh, Thị Ủy Việt cộng Thừa Thiên- Huế.
Một điều nữa đáng nói và nhắc lại, là tên nội gian Trần văn Luật, xử dụng cơ sở của hắn để treo cờ Việt cộng vào trước ngày bốn phe : Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, Hoa Kỳ, Hà Nội và cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam con đẻ của Hà Nội, ký hiệp định đình chiến tại Paris ngày 27/1/1973.[Ngày giờ của Âu Châu].
Tôi nghĩ, có lẽ Bảy Lanh đã dành hết cái ngu của thiên hạ, nên mới hành động như vậy. Hắn đã xử dụng một cán bộ nội tuyến quan trọng như Trần văn Luật, đi làm một công tác quá tầm thường và dễ bị khám phá, là giao cho Trần văn Luật phụ trách điều động cơ sở nội thành treo cờ Việt cộng trong thành phố Huế, trước ngày ký Hoà Đàm Paris. Bọn chúng nghĩ rằng sự hiện diện của vài ba lá cờ Việt cộng trong quận III, thị xã Huế là có thể chứng minh cho quốc tế thấy được vùng bọn chúng cắm cờ Việt cộng là vùng thuộc quyền kiểm soát của đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ?
Vào đêm 25/1/1973, khoảng 8 giờ 30 tối, tại một đường hẻm nối liền với đường Nguyễn Huệ, thuộc Quận 3 thành phố Huế, đã xuất hiện một số cờ đỏ sao vàng của của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Cộng sản Hà Nội.
Khoảng gần ba mươi phút sau, dân chúng trong vùng phát giác, nhà này truyền sang nhà kia cùng nhau kéo chạy, gây náo loạn cả một khu vực Quận III, lời đồn loan truyền rất nhanh trong vùng :
'' Còn hai ngày nữa mới đình chiến, Việt cộng đã kéo vào Quận III, họ đã treo cờ đỏ sao vàng đầy đường''.
Ông Thiếu Tá Quận Trưởng Quận III đến nơi tháo cờ đem về quận đường, gọi điện thoại trình thượng cấp, Đại Tá Tỉnh Trưởng Tôn Thất Khiên, và báo Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu cũng như Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I.
Có thể nói thời gian trước ngày ký Hiệp Định đình chiến của hai miền Nam, Bắc tại Paris là khoảng thời gian vất vả và nhọc nhằn của Lực Lượng CSQG.
Tại Thừa Thiên-Huế, tôi đã cho lệnh cấm trại 100%, năm ngày trước khi Hiệp Định được ký kết, toàn lực lượng được tung ra bảo vệ an ninh thành phố Huế, ngay cả các cấp chỉ huy và nhân viên văn phòng cũng được bổ sung, tăng phái, phụ trách tuần tiễu ngày cũng như đêm, trong 3 quận thị xã Huế, đề phòng mọi bất trắc, mọi biến động có thể xảy ra.
Khi xảy ra vụ treo cờ Việt cộng, tôi đang ngồi trên xe tuần tiễu vùng Quận II, qua hệ thống truyền tin, Ân gọi tôi :
- Thẩm quyền, ông qua ngay Quận III, chuyện thật lạ lùng, Việt cộng treo cờ tại vùng Quận III, đường Nguyễn Huệ.
- Nhận rõ, tôi đến ngay.
Vừa dứt câu nói với Ân thì cả ba hệ thống truyền tin trên xe tôi hoạt động đồng loạt, tiếng ta lẫn tiếng Mỹ :
Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, Đại Úy Trinh gọi tôi :
- Thẩm quyền, Đại Tá Tỉnh Trưởng cần gặp ông gấp tại tư dinh Đại Tá.
- Nhận rõ.
Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Thừa Thiên :
- Thẩm quyền cho biết thêm chi tiết vụ Việt cộng treo cờ để trình với Đại Tá Tiểu Khu Trưởng.
- Nhận rõ, anh liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, Đại Úy Trinh.
Văn phòng Cố Vấn Đặc Biệt :
- Xin vui lòng cho biết thêm chi tiết vụ Việt cộng treo cờ tại Quận III.
- Ông đợi, tôi sẽ gặp ông sau.
Xem ra các cơ quan an ninh, các giới chức thẩm quyền và dân chúng trong thành phố Huế có vẻ hốt hoảng, hoang mang, ''Việt cộng treo cờ trong thành phố Huế trước ngày ký Hiệp Định Đình Chiến Paris.''.
Nhưng đối với lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế thì không, nghề nghiệp và nhiệm vụ bắt buộc chúng tôi phải bình tĩnh và sáng suốt trong mọi tình huống, suy nghĩ và phân tích sự kiện xảy ra, tôi phát giác chuyện này có điều bất ổn và nghịch lý.
Chỉ khoảng năm phút, sau khi Ân và các nơi gọi tôi, tôi đã có mặt tại quận đường Quận III, vị trí tại gần ngã tư đường Nguyễn Huệ, Duy Tân thành phố Huế.
Quận Trưởng là một Thiếu tá QLVNCH, cũng đã lớn tuổi, mặt mày không có gì là sáng sủa cho lắm, ông bắt tay tôi trong niềm hân hoan, vì đã lập được công lớn. Ông ta bắt đầu tự tuyên dương công trạng của mình :
- Anh Liên Thành thấy tôi hay không? Bọn Việt cộng vừa treo cờ trong xóm, sát đường Nguyễn Huệ là tôi biết ngay và đích thân đến tháo gỡ, anh xem, tám lá cờ cỡ lớn, cờ đỏ sao vàng. Tôi vừa trình với Đại Tá Tỉnh Trưởng và báo cho Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, có lẽ Trung Tướng cũng đã biết rồi . [Trung Tướng Ngô Quang Trưởng].
Có khoảng trên hai mươi người, họ là Nhân Dân Tự Vệ, hoặc nhân viên của quận đứng quanh ông Quận Trưởng, nét mặt hân hoan và lộ vẻ thán phục.
Có lẽ nếu để cho Thiếu Tá Quận Trưởng tiếp tục tuyên dương công trạng thì ít nhất cũng phải mất ba mươi phút nữa ông ta mới chấm dứt, tôi đành cắt ngang :
- Thiếu Tá, ở đây đông người quá, mình vào văn phòng nói chuyện tiện hơn, miệng nói tôi vừa quay lưng bước đi về hướng văn phòng của ông ta.
Ân cũng vừa đến, bắt tay Thiếu Tá Quận Trưởng và theo tôi đi vào văn phòng ông Quận Trưởng.
Tại văn phòng ông Quận Trưởng, không thể mất thì giờ thêm nữa, tôi nói ngay với ông ta:
- Vâng, Đại Tá Tỉnh Trưởng vừa gọi tôi gặp ông ta gấp tại tư dinh, và Trung Tâm Hành Quân Tìền Phương BTL/QĐI cũng đã yêu cầu tôi trình rõ chi tiết đễ họ trình với Trung Tướng Tư Lệnh. Ông Quận Trưởng có thể cho biết thêm chi tiết rõ ràng vụ treo cờ Việt cộng này hay không?
- Từ lâu tôi đã tổ chức được một cơ sở nội tuyến cao cấp trong hàng ngũ Việt cộng, vụ treo cờ này tôi đã cho phép cơ sở nội tuyến của tôi thực hiện theo yêu cầu của Việt cộng, như anh biết, chỉ khoảng nửa giờ sau là tôi đích thân đến tháo gỡ ngay.
Vừa nghe ông Quận trưởng nói dứt câu này, tôi có cảm tưởng như đang nghe một người bị bệnh “Thần Kinh thương nhớ” nói chuyện. Như vậy khi ngồi trên xe đi đến quận đường Quận III, tôi đã có suy nghĩ và nhận xét vụ Việt cộng treo cờ có gì không ổn bên trong, có lẽ đã có một phần nào đúng với sự việc xảy ra.
Tôi vẫn giữ lịch sự với ông Quận trưởng:
- Thiếu tá, nhân viên nội tuyến cao cấp của Thiếu tá hiện hoạt động trong nội thành, hay ở vùng Việt cộng kiểm soát ?
- Anh ta hoạt động nội thành, anh ta ở đây, ngay Quận III .
- Thiếu tá cho tôi gặp người này được không?
- Chuyện này không thể được anh Liên Thành, tôi xin lỗi, vì đây là cơ sở bí mật.
Đã đến lúc tôi cần phải nói thẳng để ông Quận trưởng thấy việc làm thiếu hiểu biết và ngớ ngẩn của ông ta đã mang lại hậu quả tai hại là gây hoang mang cho dân chúng, tạo hỗn loạn cho tình hình an ninh tại thành phố Huế trong những ngày trước khi hai phe Quốc, Cộng, Nam, Bắc Việt Nam ký hoà ước đình chiến tại Paris.
- Tôi có một vài nhận xét về vụ này và muốn trình bày với Thiếu Tá Quận Trưởng :
Tôi nghĩ, nguyên tắc và quyền hạn mà chính phủ đã quy định thì :
1- Thiếu Tá, với chức vụ Quận trưởng quận III, Thị xã Huế, ông là một vị Quận Trưởng hầu như thuần tuý về hành chánh. Nếu Thiếu Tá là Quận Trưởng kiêm Chi khu Trưởng của các quận ngoài Thị xã Huế, có binh lực trong tay, có các Liên đội, Đại đội Địa Phương quân, Nghĩa quân, và hàng ngày phải điều động hành quân tác chiến với địch, thì việc tổ chức cơ sở nội tuyến để có tin tức tốt là điều tối cần thiết. Tuy nhiên phải báo ngay và giao việc đó cho Ban 2 Chi Khu, hoặc toán An Ninh Quân đội, hoặc lực lượng CSQG tại quận, vì họ là những đơn vị chuyên nghiệp tình báo, và đó là bổn phận và nhiệm vụ chính của họ. Nếu ông Quận Trưởng không thông báo và giao cho họ làm việc đó, âm thầm hành động, khi các cơ quan này phát giác được, tình ngay lý gian, ông sẽ bị quy tội liên lạc và tiếp xúc với địch. Đây chính là trường hợp Thiếu Tá đang vấp phải.
2- Từ sau ngày Hà Nội phát động cuộc chiến xâm lăng miền Nam, Bộ chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hà Nội đã chuyển vũ khí, đưa binh lính, cán bộ chính trị, quân sự, tình báo, vào miền Nam, và ngày 20 tháng 12 năm 1960, Hà Nội cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từ đó cho đến ngày hôm nay, mọi hoạt động của Hà Nội đều ngụy trang và núp bóng dưới lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đó là cờ có hai màu, đỏ và xanh nhạt giữa có ngôi sao vàng .
Che dấu, không để lộ hành tung và ý đồ xâm lăng miền Nam Việt Nam, bất cứ nơi đâu, tại các diễn đàn quốc tế, Hà Nội thường chối bỏ có sự hiện của binh lính, cán bộ ngoại nhập từ miền Bắc xâm nhập hoạt động tại miền Nam, thì nay họ không dại gì mà lại treo cờ của họ tại Quận III Thị xã Huế, một hành động vạch áo cho người xem lưng, tự đi tố cáo minh.
Thiếu Tá, ông đã thiếu hiểu biết về chính trị, về sách lược, về chủ trương và bản chất láo lường của đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì treo cờ Giải Phóng Miền Nam, ông lại cho treo cờ đỏ sao vàng của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa miền Bắc, đó chính là lý do nhân viên công lực chúng tôi thấy ngay đây là một vụ giả tạo.
Tóm lại, chính Thiếu Tá ông dàn dựng vụ này, giả mạo, lừa dối cấp trên ở mức nghiêm trọng, gây bất ổn và xáo trộn cho tình hình an ninh. Ngoài ra, ông còn tạo thêm khó khăn cho Đại Tá Tỉnh Trưởng và Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn, nếu sáng mai báo chí và các đài phát thanh ngoại quốc loan tin :
“Việt cộng đã treo cờ tại thành phố Huế trước ngày ký Hiệp Định Đình Chiến” .
Thử hỏi Đại Tá Tỉnh Trưởng và Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn sẽ giải thích như thế nào với chính phủ trung ương.
Có lẽ Thiếu Tá Quận Trưởng ông đã không biết, hiện tại có khoảng 20 phái viên báo chí ngoại quốc Anh, Pháp, Mỹ và phái viên các đài phát thanh BBC, VOA, cùng với một số ký giả Việt Nam của các tờ báo lớn tại Sàigòn, đang có mặt tại khách sạn Hương Giang, họ ăn chực nằm chờ gần cả tuần nay, để săn tin tức Huế trong những ngày quan trọng này, nếu họ biết được và tung tin tức này ra thì thật là bỉ mặt cho chính phủ VNCH tại hòa hội Paris. Ngưng một chút, tôi kết luận :
- Bây giờ thì tôi không muốn gặp “Tình báo viên tối mật” của Thiếu Tá nữa, mà tôi phải bắt tên đó - Giao tên đó ra hay không là tùy Thiếu Tá. Mọi hậu quả Thiếu tá sẽ phải gánh chịu.
Ông Quận trưởng bắt đầu bối rối, mặt mày đổi sắc. Tôi nhìn sang hai người đứng cạnh Thiếu tá Quận trưởng người đứng phía trái của ông ta cũng mất bình tĩnh, mặt tái xanh, tôi xoay qua Ân, Trưởng Phòng CSĐB và nói với Ân:
- Ân, bắt tên này lại, đem về Trung tâm thẩm vấn, tôi chỉ ngay tên đứng cạnh tay trái Thiếu Tá Quận Trưởng, hắn chính là “Tình báo viên tối mật” của ông Quận trưởng.
Tôi quay hỏi Thiếu Tá Quận Trưởng:
- Có phải tên này là “Tình báo viên tối mật” của ông Thiếu Tá không?
Thiếu Tá Quận Trưởng không trả lời mà chỉ gật đầu.
Ân và hai nhân viên CSĐB dẫn tên “tình báo viên” của ông Quận trưởng ra xe về Trung tâm thẩm vấn.
Tôi xoay qua nói với Thiếu Tá Quận Trưởng:
- Ông đã dàn cảnh một vụ hết sức là sai trái và vụng về, nếu muốn được thượng cấp khen thưởng, sao lại chọn con đường tà đạo này, nó sẽ là con đường đưa Thiếu Tá đến chỗ thân bại danh liệt.
Huế đang ở trong thời tiết lạnh, vậy vầng trán ông Thiếu Tá Quận Trưởng đã có những giọt mồ hôi, chắc hẳn ông đã biết sợ, ông nhìn tôi cầu cứu:
- Anh Liên Thành giúp tôi, tôi đã thấy việc làm của tôi quả thật không đúng, tôi không ngờ hậu quả lại trầm trọng như vậy.
- Thiếu Tá, với tội danh ngụy tạo sự việc, lừa đảo thượng cấp, gây hoang mang trong quần chúng, làm xáo trộn tình hình an ninh tại địa phương và nhất là không thông báo với thượng cấp và cơ quan an ninh hữu trách khi tiếp xúc với địch, tôi đã có quá đủ yếu tố để trình thượng cấp xin lệnh câu lưu Thiếu Tá, nhưng cho đến giờ này tôi vẫn không làm chuyện đó, như vậy là đã giúp Thiếu Tá rồi, phần còn lại Thiếu Tá phải tự gỡ rối cho mình tôi không còn có cách nào khác hơn để giúp Thiếu Tá.
Rời khỏi quận đường, với 8 lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, chiến lợi phẩm của Ông Quận Trưởng vừa giao cho tôi, vì cần thêm một số dữ kiện chính xác mới có thể trình Đại Tá Tỉnh Trưởng, tôi đến thẳng Trung Tâm Thẩm Vấn, tại đây, Ân Trưởng phòng CSĐB cho tôi biết :
Theo lời khai sơ khởi của tên Nguyễn Lâm, tên “tình báo viên tối mật” của ông Quận trưởng thì hắn không phải là tình báo viên của ông Quận trưởng mà chỉ là người thân cận của ông ta mà thôi. Hắn là cơ sở nội thành của ban An Ninh Thành ủy Huế. Hắn giữ vai trò giao liên cho ông Luật. Năm ngày trước đây, ông Luật đã giao cho hắn 12 ngàn đồng (tiền VNCH), chỉ thị cho hắn đi mua vải và phối hợp với Lê thị Ngàn may cờ treo ở khu vực Quận 3 trước ngày đình chiến.
Theo Nguyễn Lâm, ông Quận Trưởng có cảm tình đặc biệt với Lê thị Ngàn, nên thường lui tới nhà Lê thị Ngàn, và tình cờ bắt gặp Ngàn và hắn đang may cờ, không thể chối cãi, Nguyễn Lâm đành thú thật với ông Quận Trưởng hắn và Lê Thị Ngàn là cơ sở nội thành, được lệnh của ông Luật may cờ và sẽ cắm cờ trong khu vực quận III, vào hai ngày trước khi có lệnh đình chiến. Hắn rất ngạc nhiên thay vì bị ông Quận trưởng bắt hắn và Lê Thị Ngàn, thì ông Quận trưởng lại cho phép và dặn hắn phải báo cho ông ta trước một giờ khi hắn và Lê Thị Nhàn hành động.
Về Lê Thị Ngàn, thị là mục tiêu mà Phòng CSĐB đang theo dõi gần cả năm nay. Trong hồ sơ Lê Thị Ngàn nguyên là du kích Huyện đội Phú Lộc, địa bàn hoạt động là vùng Truồi, Cầu Hai, y thị ra hồi chánh khoảng hơn một năm trước. Sau một thời gian ngắn ở tại Trung Tâm Chiêu Hồi tại Quận I Thành Nội, Huế, y thị được tự do trở về đời sống bình thường và cư ngụ tại Quận III.
Thật ra Lê Thị Ngàn không phải là du kích của Huyện đội Phú Lộc, mà là cán bộ An ninh Thành ủy, được bố trí trá hồi chánh, để hợp pháp hoạt động trong thành phố.
Chính sách Chiêu Hồi của Chính phủ VNCH đã quá nhân đạo, với phương châm “Lấy tình thương xoá bỏ hận thù”, đã là một cơ hội tốt cho Việt cộng tung hàng loạt cán bộ chính trị, tình báo, đặc công, trá hồi trở vào thành phố sống hợp pháp và hoạt động bí mật, đây chính là trường hợp của Lê Thị Ngàn. Tôi cho lệnh Ân, Trưởng phòng CSĐB bắt giữ Lê thị Ngàn ngay.
Về trường hợp ông Luật, người đã chỉ thị cho Nguyễn Lâm và Lê Thị Ngàn may và treo cờ Việt cộng, sau khi Nguyễn Lâm tả hình dạng của ông Luật, và còn cho thêm chi tiết ông ta là anh ruột của Trung Úy Cảnh Sát Trần văn Hồng, Trại trưởng trại tạm giam của BCH/CSQG Thừa Thiên Huế, chúng tôi xác nhận được ngay : Ông Luật này chính là Trần văn Luật Trưởng Toán Tình báo của Phủ Đặc ủy Trung Ương Tình báo VNCH tại Huế.
Với lời khai của tên Lâm vẫn chưa đủ để kết luận trắng đen việc làm của Trần văn Luật, vì biết đâu đây là một chiến dịch xâm nhập của toán tình báo Phủ Đặc ủy.
Một người có thể xác nhận được, là viên Phối trí viên cho Phòng CSĐB, cũng là Phối trí viên của toán Tình báo Phủ Đặc Uỷ trong mọi công tác xâm nhập, và lẽ đương nhiên trong công tác phối hợp, ông ta đều có một phó bản mọi công tác xâm nhập của hai cơ quan trên.
Tôi đến thẳng nhà của ông ta, sau khi cho ông ta biết rõ nội vụ xảy ra, và với một yêu cầu duy nhất :
- Tôi biết câu hỏi tôi sắp hỏi ông là không đúng nguyên tắc, trái với quy luật tình báo, ông có thể không trả lời, hoặc chỉ trả lời Yes or No, đó là hai tên Nguyễn Lâm và Lê thị Ngàn có nằm trong chiến dịch nào thuộc bên phía Phủ Đặc Ủy của ông Trần văn Luật hay không?
Câu hỏi đột ngột của tôi đã làm ông ta khựng lại, suy nghĩ, nhưng cuối cùng ông ta cũng chậm rải trả lời:
- Bên phía ông Luật có rất ít chiến dịch xâm nhập, tôi nắm vững và nhớ rõ không có tên hai người này.
Vì cần trình gấp với Đại Tá Tỉnh Trưởng nội vụ xảy ra, tôi bắt tay viên Phối trí viên và hẹn với ông ta ngày mai sẽ gặp lại để bàn kỹ vụ Trần Văn Luật.
Tôi gặp Đại Tá Tỉnh Trưởng Tôn Thất Khiên vào khoảng 10 giờ 30 tối tại tư dinh của Đại Tá, trình chi tiết nội vụ, và nêu phần nhận xét của tôi trong vụ này :
- Trình Đại Tá, vụ này có thể chia làm hai phần : phần thật, và phần giả tạo, khó khăn trong vụ này để tìm ra sự thật là: giả mà thật, thật mà giả.
Theo chỉ thị của Chính phủ và của Đại Tá, mọi nơi, mọi nhà trong lãnh thổ Thừa Thiên-Huế, đều sơn và treo cờ VNCH, ngược lại bọn Việt cộng cũng chủ trương như vậy, để truyên truyền với quốc tế lãnh thổ mà bọn chúng kiểm soát được trước ngày ký hiệp định Paris. Cho đến giờ này trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên- Huế, bọn Việt cộng không thể thực hiện được ngoại trừ Quận III, Thị xã Huế, vì kẻ cho lệnh treo cờ đỏ sao vàng của của Chính phủ Cộng sản Miền Bắc lại chính là Ông Thiếu Tá Quận Trưởng quận III của chúng ta, và ông Trần văn Luật, trưởng Toán Tình Báo của Phủ Đặc Ủy VNCH tại Huế.
Ông Thiếu Tá Quận Trưởng Quận III, lấy của người khác làm của mình, ngụy tạo, dàn dựng sự việc do chính ông tổ chức cơ sở Việt cộng, rồi cũng chính ông khám phá vụ treo cờ đỏ sao vàng trong lãnh thổ trách nhiệm của ông ta, mục đích của ông ta chỉ là muốn lập công với Đại Tá.
Trường hợp của Thiếu Tá Quận Trưởng, xin để Đại Tá quyết định, chúng tôi, lực luợng CSQG không có đề nghị nào, vì ông Thiếu Tá Quận Trưởng không liên quan gì trong hoạt động thật sự của đám Trần Lâm và Lê Thị Ngàn.
Khó khăn trong vụ này là ông Luật, vì hai tên Nguyễn Lâm, và nữ cán bộ An ninh Việt cộng thuộc Thành ủy trá hồi chánh Lê thị Ngàn có phải là tình báo viên của Phủ Đặc Ủy trong một chiến dịch xâm nhập nào đó của họ hay không chưa xác nhận được, tôi cũng đã hỏi viên Phối trí viên của Trần văn Luật, thì ông ta xác nhận là không hề có hồ sơ xâm nhập nào có tên hai người này, vậy thì câu hỏi được đặt ra có thể ông Luật chưa trình với thượng cấp của ông ta tại Sàigon và chưa mở chiến dịch, nên văn phòng Phối trí viên không có hồ sơ, hoặc giả ông ta là kẻ nội gian, hoạt động cho địch. Vì vậy phải Trình Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư Lệnh CSQG quyết định, vì Thiếu Tướng Tư Lệnh cũng là Đặc Ủy Trưởng của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH.
Đại Tá Tỉnh Trưởng hỏi tôi:
- Vậy anh đã trình với Thiếu Tướng chưa?
- Trình Đại Tá chưa.
- Anh gọi ngay đi, tôi không chấp nhận mọi chuyện lộn xộn xảy ra trong thời điểm quan trọng này tại thành phố Huế.
Dùng điện thoại tại tư thất Đại Tá, bấy giờ đã gần 12 giờ đêm, cũng đã quá khuya vậy mà Thiếu Tướng Tư Lệnh vẫn còn làm việc tại văn phòng. Sau cuộc điện đàm, tôi trình lại với Đại Tá Tỉnh Trưởng:
- Trình Đại Tá, theo lệnh của Thiếu Tướng Bình, sáng mai Thiếu Tướng sẽ cho phái đoàn bên Phủ Đặc uỷ ra Huế để điều tra nội vụ, tôi sẽ chuyển giao toàn bộ nội vụ cho phái đoàn.
Vụ treo cờ đỏ sao vàng tại Quận III, trước ngày ký Hiệp định Paris, xem như đóng hồ sơ. Ông Quận Trưởng rời khỏi nhiệm sở hai mươi bốn giờ sau đó.
Riêng tên Trần Luật, tôi không biết gì thêm vì không được phái đoàn điều tra của Phủ Đặc ủy thông báo kết quả điều tra nội vụ.
Ngày 28 tháng 2 năm 1975, Việt cộng chiếm Huế, Trần văn Luật lộ nguyên hình tên nội gian, hắn chẳng trình diện mà cũng chẳng đi cải tạo, sống nhởn nhơ, bình yên vô sự tại Huế. Trong khi đó thì các tình báo viên, mật báo viên, các cơ sở bí mật của Phủ Đặc Ủy tại Huế, dưới quyền chỉ huy của Trần văn Luật trước 1975, đã bị Trưởng Ty Công An Việt cộng Thừa Thiên-Huế, Đại Tá Nguyễn Đình Bảy, tức Nguyễn Mậu Huyên, bí danh Bảy Lanh truy bắt hầu như không sót một ai.
Sau này tại Huế, một nguời bạn của Trần văn Luật tình cờ gặp ngạc nhiên hỏi hắn :
- Anh là nhân viên tình báo cao cấp của chính phủ cũ, nhân viên của anh đều bị bắt, đi tù cải tạo, chỉ mình anh không bị gì cả. Anh hay thật.
Trần văn Luật trả lời người bạn:
- Có gì đâu, ngày trước tôi đối xử tốt với họ, bây giờ họ đối xử tốt với tôi.
Đó là mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa người bạn của Trần văn Luật là Trung Uý Cảnh Sát Nguyễn Thế Thông với trên 10 năm tù cải tạo, hiện định cư tại Wichita, Kansas. USA.
Đó cũng chính là câu trả lời xác nhận những gì mà tên phản bội Trần văn Luật đã gây nguy hại cho an ninh quốc gia VNCH trước 1975, khi hắn là Trưởng Toán Tình báo của Phủ Đặc ủy, và cũng chính là lời xác nhận những hành động của một loài cầm thú, khi đem bán thuộc cấp mình cho Trưởng Ty Công An Việt cộng Đại Tá Bảy Lanh, để đổi lấy an toàn cho bản thân.
Cuối cùng, Trần Văn Luật hắn là ai? Xin nhường lại phần phán xét khách quan cho bạn đọc. .......
(phần 17)

Giai Đoạn chót của "Chiến Dịch Bình Minh"
Cho đến ngày 14/5/1972 áp lực quân sự của địch vẫn còn đè nặng lên Huế, căn cứ Bastogne vẫn còn bị địch chiếm giữ, pháo 130 ly của Việt cộng vẫn từng giờ một bắn đều đặn vào thành phố Huế và tuyến đường Huế-Đà Nẵng, đồng bào Huế vẫn tiếp tục di tản xuôi về phương Nam để tránh giặc cộng, thì ngay đêm hôm đó tôi nhận được điện thoại của Trung tá Tạo, Chánh văn phòng của Tư lệnh CSQG, Đại tá Nguyễn Khắc Bình :
- Liên Thành, ngày mai Đại tá Tư lệnh sẽ ra thăm đơn vị em, gởi gấp nội đêm nay vào cho Trung Tá bản đề nghị thăng cấp và trao tặêng huy chương cho một số nhân viên hữu công của em, hàng sĩ quan cũng như Hạ sĩ quan (CSQG chức vụ thấp nhất là Hạ sĩ quan), ngày mai Đại tá Tư Lệnh sẽ trao gắn cho họ, nhớ tổ chức buổi lễ cho chu đáo. Tôi ngắt lời Trung tá Chánh văn phòng:
- Trình Trung tá, Đại tá Tư lệnh ra Huế lúc này nguy hiểm quá. Tình hình vẫn còn rất nặng, mặt trận phía Bắc và Tây thành phố Huế, đang ở giai đoạn cao điểm. Bastogne còn nằm trong tay bọn chúng, Huế tiếp tục bị pháo hằng giờ, dân chúng vẫn hỗn loạn, vẫn tiếp tục di tản vào Đà Nẵng .
- Trung tá hiểu, nhưng những gì ông đã quyết định rồi thì ông không thay đổi đâu !
Ngay tối hôm đó, tôi họp với Đại úy Vinh, Ân, Trinh, Đại úy Quế, Trưởng phòng Quản trị, và Trung úy Phạm Thìn, Trưởng ban Nhân viên. Chúng tôi thiết lập một danh sách đề nghị thăng cấp cho một số anh em hữu công trong chiến dịch Bình Minh.
Danh sách dài lê thê như sớ táo quân, thật tình không nhớ hết, tôi chỉ nhớ đã đề nghị cho 10 Đại úy thăng cấp Thiếu Tá, khoảng14 trung úy thăng Đại úy, số Thiếu úy thăng Trung uý và các anh em Hạ sĩ quan, cũng như số huy chương quá nhiều không nhớ hết nổi. Cũng trong phiên họp Đại úy Vinh hỏi tôi:
- Vậy tên anh đâu?
Tôi cười nhìn anh em:
- Ôn Phó ơi ! mình đi khen mình, rồi lại đề nghị thăng cấp cho mình, vậy thì mình là dân đại cà chớn. Ôn phó yên chí, kỳ này Ôn lên Thiếu tá, mình đổi, Ôn lên làm Chỉ huy trưởng, tôi trụt xuống làm Chỉ huy phó có sao đâu, cả bọn anh em tôi đều cười.
Ngày hôm sau, tức ngày 15/5/1972 Đại tá Tư lệnh CSQG Nguyễn Khắc Bình và phái đoàn từ Sàigòn ra thăm BCH/Thừa Thiên- Huế vào khoảng 1 giờ chiều.
Huế trong ngày này tình hình địch còn rất nặng, Việt cộng tiếp tục pháo hằng loạt 130 ly vào thành phố, cuộc hành quân Bình Minh của lực lượng CSQG/ Thừa Thiên- Huế vẫn đang tiếp diễn.
Mặc dầu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã có mặt tại Huế từ hơn hai tuần nay, nhưng dân chúng di tản về hướng Đà Nẵng vẫn tiếp tục, có lẽ một ám ảnh Mậu Thân vẫn chưa nhạt mờ trong trí họ.
Sự hiện diện của Đại Tá Tư Lệnh CSQG Nguyễn Khắc Bình và phái đoàn tại mặt trận Huế, thoạt đầu chỉ là thị sát cuộc hành quân Bình Minh, mà lực lượng Cảnh sát đang mở ra trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên-Huế, với mục đích phá vỡ mọi mưu toan của địch, định thực hiện một cuộc tổng nổi dậy tại Huế. Ông và phái đoàn đến Huế cũng với mục đích thăm viếng, an ủi, săn sóc, khích lệ tinh thần anh em Cảnh sát Thừa Thiên Huế, không ngờ lại có một tác dụng và hậu quả hết sức quan trọng đối với tình hình Huế lúc đó, hành động này đã tác động rất mạnh tới tinh thần đồng bào Huế.
Vì lạ lùng thay, ngay vào chiều hôm đó, khi tôi yêu cầu đài phát thanh Huế phát đi nhiều lần phóng sự cuộc thăm viếng của Đại Tá Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh CSQG và buổi lễ tưởng thưởng chiến sĩ CSQG hữu công, nhất là đài truyền hình số 9 Huế, phát nhiều lần hình ảnh buổi lễ, thì ngay sáng ngày hôm sau, Trưởng trạm kiểm soát Huế- Đà Nẵng, đã trình với tôi số lượng dân chúng di tản vào Đà Nẵng giảm xuống rất nhiều. Tôi phân vân, nghĩ mãi vẫn không có câu trả lời, tại sao lại có chuyện này, nguyên do nào đã làm cho dân chúng Huế ngưng không di tản vào Đà Nẵng nữa ?
Vào khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, khi tôi đang bận rộn tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, thì nhân viên tiếp tân báo cho tôi biết có một vị Thượng Tọa muốn gặp tôi, tôi giật mình và thầm nghĩ: "Giặc đã sát bên lưng, các ông còn muốn gì nữa mà gặp tôi, lại muốn biểu tình phản đối chuyện gì nữa đây?" - Tuy nhiên tôi vẫn nói với nhân viên mời Thượng Tọa vào phòng tiếp chuyện.
Vừa rời Trung tâm Hành quân Cảnh Lực, tôi đã gặp vị Thượng Tọa đang đứng đợi ngay ngoài cửa phòng của tôi, tôi rất ngạc nhiên, nhưng vì có nhân viên đứng cạnh nên tôi vẫn giữ lễ chắp tay và miệng nói :
- A di Đà Phật, Thầy đi mô đây ?
- Vô phòng, vô phòng, rồi nói chuyện.
Ông là Thượng Tọa Thích Chơn Trí, chú của tôi, đi tu từ nhỏ.
Vừa khép cửa phòng tôi hỏi Ông :
- Thưa Chú, có chuyện chi cần không, bọn chúng đang pháo dữ lắm, chú đi nguy hiểm quá.
- Biết cháu bận, chú chỉ gặp và hỏi cháu tình hình có yên không, vì các gia đình Phật tử của chú họ định chạy vào Đà Nẵng lánh nạn, nhưng hồi đêm xem đài truyền hình thấy ông Chánh Mật Thám ở Sàigòn ra thăm Huế làm lễ gắn lon, gắn huy chương cho Cảnh Sát, chú và các gia đình Phật tử suy luận như vậy là mình không mất Huế, Chính phủ không bỏ Huế phải không? Chú muốn hỏi cháu để về nói lại với họ, vì cháu biết rồi, chạy giặc cực khổ lắm.
Tôi cười và nói với ông:
- Chú ơi, chú nhà quê quá, bây giờ còn Tây nữa đâu mà gọi ông ta là "Chánh Mật Thám", ông là Đại tá Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh Cảnh Sát của bọn cháu.
Tình hình mỗi ngày một khá hơn, Trung Tướng Trưởng đã có mặt tại Huế cả hai tuần nay, lực lượng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Sư Đoàn I BB, dưới quyền của Trung tướng Trưởng đang phản công đẩy lui bọn Việt cộng ra xa thành phố Huế, và ngày hôm qua (15/5/1972), đơn vị Trinh sát của Sư đoàn I BB đã nhảy xuống chiếm lại căn cứ Bastogne, và như chú và đồng bào thấy đó, Đại Tá Bình ngày hôm qua có mặt ở Huế, ông là nhân vật quan trọng của Chính phủ, ông ra Huế trong cảnh súng vẫn còn nổ, pháo địch vẫn còn bắn vào thành phố, có phải là ông muốn nói với đồng bào Huế và Phật tử của chú là chính phủ quyết tâm giữ Huế hay không, đúng vậy không? - Đúng rồi !
- Vậy thì tại sao chú và đồng bào Phật tử của chú lại định bỏ Huế mà đi?
- Đúng rồi !
- Vậy là không cần phải chạy nữa phải không? Ông Chánh Mật Thám từ Sài gòn ra thăm Huế, thì tại răng
mình lại bỏ Huế mà chạy.
- Thì đúng rồi, chú và đồng bào Phật tử chạy làm chi.
Tôi không biết mình đã trở thành sĩ quan Tâm lý chiến từ hồi nào mà truyên truyền với ông chú của tôi Thượng Tọa Thích Chơn Trí, một cách ngọt lịm như vậy, nhưng một điều chắc chắn là những ngày sau, còn rất ít dân chúng bỏ Huế chạy vào Đà Nẵng.
Cám ơn Thiếu Tướng Tư lệnh Nguyễn Khắc Bình và phái đoàn của Ông. Ông đã ra Huế trong cảnh Huế đang là một chiến trường nặng ký, pháo 130 của cộng sản đã dàn chào ông hai lần, khi ông và phái đoàn vừa đặt chân xuống thành phố Huế và trong khi ông đang có mặt tại BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.
Chúng tôi, những thuộc cấp của ông trong lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế, rất xúc động và hiểu rõ rằng, đó là tình cảm ưu ái của một người chủ gia đình đối với các thành viên dưới một mái nhà, hơn là hành động của một vị chỉ huy khi thăm viếng để khích lệ, săn sóc, an ủi những chiến sĩ CSQG dưới quyền, đang cố gắng thi hành trách nhiệm và bổn phận mà ông giao phó :
Bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào .
Ngoài ra cũng không quên ơn ông và phái đoàn, vì sự hiện diện của ông và phái đoàn tại Huế vào thời điểm đó đã tạo miền tin cho dân chúng Huế :
Huế sẽ không mất, Chính phủ quyết tâm giữ Huế.
Ông đã tạo được niềm tin trong lòng người dân Huế, vì thế dân chúng quyết ở lại Huế, không bỏ Huế mà chạy.
Tôi cũng không quên nói thêm sau phần thuyết trình của tôi với Đại Tá Tư lệnh và phái đoàn, cuối buổi thuyết trình Đại Tá Tư lệnh hỏi tôi :
- Hiện tại em cần BTL giúp gì?
- Khó khăn và trở ngại nhất của BCH/Thừa Thiên-Huế là càng sớm càng tốt, phải di chuyển số tù nhân vừa mới tạm giữ trong chiến dịch Bình Minh, và số tù nhân cũ hiện đang giữ tại Trung Tâm cải huấn, tổng số khoảng gần 2 ngàn, họ phải rời khỏi Huế ngay, vì nếu Việt cộng tấn công vào Huế, số này được chúng giải thoát và trang bị cho, thì thật là một đại họa cho Huế, cho dân chúng Huế, cuộc tắm máu lần này nếu xảy ra, sẽ tàn bạo gấp mấy lần Mậu Thân 1968. Xin Đại Tá cấp cho phương tiện di chuyển họ ra khỏi Huế càng sớm càng tốt.
- Em định đưa họ đi đâu?
- Trình Đại tá Côn Sơn.
- Được rồi, BTL sẽ cố gắng cấp phương tiện cho em trong thời gian sớm nhất.
Hơn một tuần sau, Dương vận hạm HQ500 của BTL Hải Quân VNCH cập bến Thuận An, tôi giao trách nhiệm di chuyển số tù nhân này xuống tàu cho Chỉ huy phó của tôi là Đại úy Trương văn Vinh, và Phụ tá ngành Đặc biệt của tôi là Đại Úy Trương Công Ân, đồng thời cử Trung Tâm phó Trung Tâm thẩm vấn, Trung úy Nguyễn Thế Thông, cùng với 20 thẩm vấn viên đi cùng tù nhân ra Côn Sơn, để hoàn tất hồ sơ thẩm vấn. Chúng tôi cũng được BTL tăng cường 20 thẩm vấn viên của Khối CSĐB, do Thiếu tá Hải làm trưởng đoàn, bay ra Côn Sơn phụ giúp thẩm vấn để hoàn tất thật nhanh hồ sơ theo lệnh của Đại Tá Tư lệnh.
Xin cám ơn Đại Tá Huỳnh Thới Tây, Trưởng khối CSĐB, xin cám ơn Thiếu tá Hải [Tôi xin lỗi đã không nhớ rõ họ của ông] đã giúp đỡ tận tình cho BCH/CSQG Thừa Thiên hoàn tất nhiệm vụ rất nhanh, chỉ trong vòng 1 tháng.
Ngoài ra trong dịp thăm viếng này, Đại tá Tư lệnh đã thăng cấp cho một số sĩ quan và Hạ sĩ quan của BCH/CSQG Thừa Thiên Huế, trong đó có tôi, thăng cấp Thiếu tá ngày hôm đó, số còn lại sau đó tuần tự Nghị định thăng cấp gởi về, tổng cộng có 9 Sĩ quan thăng cấp Thiếu Tá kể cả tôi :
1- Chỉ huy Phó : Thiếu tá Trương văn Vinh
2- Phụ tá ngành CSĐB : Thiếu tá Trương công Ân
3- Trưởng Phòng Hành quân : Thiếu tá Đoàn Đích
4- CHT/ quậân Phong Điền : Thiếu tá Nguyễn thế Hiển
5- CHT/ quận Quảng Điền : Thiếu tá Trần Đức Túc
6- CHT/ quận Nam Hoà :Thiếu Tá Dương Phước Tấn
7- CHT/ quậân Vinh Lộc :Thiếu Tá Tôn Thất Trang
8- Trưởng phòng Tư Pháp: Thiếu tá Nguyễn văn Ngôn
Có hai Sĩ quan rất xứng đáng, tôi trông mong cho họ được thăng cấp trong lần đó, là Đại úy Lê Văn Phi, Chỉ huy trưởng quận Hương Trà và Đại úy Phạm bá Nhạc, Chỉ huy trưởng quận Hương Thủy, nhưng lần này họ không có tên trong bản Nghị định, có lẽ họ đã thiếu một số điều kiện nào đó. Tôi xin lỗi hai anh.
Sau này bạn đồng nghiệp của tôi Thiếu Tá Hàn, Chỉ huy trưởng BCH/ tỉnh Quảng Tín nói đùa với tôi:
- BCH/Thừa Thiên là con đẻ của Thiếu Tướng Tư lệnh, thăng cấp một lần 9 Thiếu tá.
Tôi nói với Thiếu tá Hàn:
- Ông nói sai rồi, chúng tôi là con cưng của Thiếu tướng Tư lệnh, vì chúng tôi đội trên đầu gần 1 ngàn quả đạn 130 ly của Việt cộng thì vai phải mang Thiếu tá là đúng rồi.
***
ĐOẠN KẾT
***
Tôi là kẻ đang kể câu chuyện "Ngàn lẻ một đêm" của xứ Huế. Vì có cả ngàn chuyện, nên cứ lan man từ chuyện này sang chuyện khác – Tôi cũng đã cố gắng hết sức, nhưng quý vị cũng hiểu dùm, không thể một lần, hay một cuốn sách, mà tường trình cặn kẽ đủ hết chi tiết đã xảy ra trong hàng chục năm trời cùng quý độc giả được. Nếu quý vị cho phép, tôi hy vọng sẽ được kể tiếp vào những dịp khác .
Bây giờ, tôi xin phép ngưng câu chuyện dưới đây, để tạm kết thúc một phần trong giai đoạn này .
Phái đoàn Quốc hội VNCH thăm Huế.
- Quý vị Dân Biểu các ông là ai ?
Tình hình chiến sự tại chiến trường Huế mỗi ngày mỗi mỗi lạc quan hơn, phần thắng nghiêng hẳn về phía Quân lực VNCH. Thành phố Huế từ sau ngày 15/5/1972, ngày Thiếu úy Hiệp, Trung đội trưởng cùng Trung đội Trinh sát của ông ta nhảy trực thăng ngay trên đầu địch, đánh bật cộng quân ra khỏi cao điểm Bastogne, Huế không còn bị địch pháo kích nữa .
Ngày 19 tháng 5/1972, một phái đoàn dân biểu của Quốc hội VNCH từ Saigòn ra thăm chiến trường Trị Thiên-Huế.
Gọi là phái đoàn cho có vẻ long trọng, thật ra chỉ có 4 vị Dân biểu thuộc thành phần đối lập với chính phủ, những Dân biểu thuộc khối Ấn Quang, hai trong bốn người đó là đệ tử thân tín của "Thầy" Thiện Siêu, của chùa Từ Đàm. Trước đây họ đắc cử Dân biểu đơn vị Thừa Thiên-Huế cũng nhờ thầy lo cho, trong 4 người đó có nữ Dân biểu Kiều Mộng Thu, mà báo chí Sàigòn thường gọi là " Kiều lá đổ ".
Họ đến Huế sau khi thăm xã giao Đại Tá Tỉnh Trưởng Tôn Thất Khiên, bốn vị dân biểu yêu cầu Đại tá Tỉnh Trưởng lệnh cho Cảnh sát, để họ vào trại tạm giam thăm số tù nhân vừa bị bắt trong chiến dịch Bình Minh.
Tôi được Trung úy Tế, Chánh văn phòng của Đại tá Tỉnh trưởng chuyển lệnh Đại tá tiếp phái đoàn Dân biểu và tùy nghi hướng dẫn phái đoàn thăm viếng tù nhân.
Đại tá Tỉnh trưởng là người ở vị trí và cương vị của một ông quan đầu tỉnh, của một người cai trị dân, là cương vị của một người làm chính trị và ngoại giao, phải mềm dẻo, xã giao với phái đoàn Dân biểu Quốc hội, nhất là những vị này thuộc khối đối lập trong Quốc hội VNCH. Nhưng tôi ở trong cương vị của một người chịu trách nhiệm về an ninh tình báo, thì thật tình, cho dù có lệnh của Đại tá Tỉnh trưởng, tôi vẫn không thể thoả mãn những yêu cầu của phái đoàn Dân biểu bởi lẽ :
- Tôi hiểu rõ mục đích và ngụ ý của cuộc thăm viếng gọi là ''Thăm viếng chiến trường trị Thiên-Huế'', nhưng thực chất là thăm viếng tù nhân của chiến dịch Bình Minh, để thông tin, để tạo niềm tin cho một số cơ sở nằm vùng Việt cộïng, đã bị bắt, đừng khai báo gì, và cũng để có thể xin bảo lãnh số cơ sở nào đó, theo lời yêu cầu của Thích Thiện Siêu.
Nếu họ làm được những yêu cầu của Thích Thiện Siêu, đương nhiên nhiệm kỳ bầu cử kế tiếp họ sẽ được Thích Thiện Siêu yểm trợ để tái đắc cử.
Thực chất là vậy, họ viếng thăm chiến trường Trị Thiên-Huế chẳng phải vì gian lao, cực nhọc của các chiến sĩ đang ngày đêm xả thân bảo vệ Trị Thiên-Huế, trước làn sóng xâm lăng của bọn cộng sản.
Sao họ không thăm viếng chiến trường, ủy lạo anh em binh sĩ, sao không vào thăm Quân y viện Nguyễn Tri Phương, để thấy tận mắt những chiến sĩ Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Binh sĩ Sư đoàn I BB đang quằn quạïi đau đớn trên giường bệnh, những người đó đã hy sinh một phần thân thể, và cả cuộc đời cho đất nước, cho dân tộc, mà họ lại ra Huế chỉ để đi thăm những kẻ hoạt động cho địch, đang mưu toan Tổng nổi dậy, biến Huế thành một Mậu Thân lần thứ hai, đã bị lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế bắt giữ.
Tóm lại, họ chỉ vì muốn được hổ trợ của quý Thầy, để có được những lá phiếu của đồng bào Phật tử Huế cho nhiệm kỳ Dân biểu kế tiếp của họ mà thôi. Nói ra thì thật đau lòng, nhưng đó là một sự thật - Hành động của họ thật đáng buồn, đáng phỉ nhổ !
Khoảng 3 giờ chiều ngày 19/5/1972, tôi tiếp phái đoàn 4 vị Dân biểu. Theo lẽ thông thường, tôi thuyết trình tình hình địch, tình hình bạn v .v. . , nhưng tôi không làm chuyện đó, lởi lẽ tôi đã biết rõ mục đích của họ, và nói thật lòng, họ không đáng và không xứng, để tôi phải thuyết trình mọi việc.
Sau khi phái đoàn an vị, nữ Dân biểu vào đề ngay:
- Chúng tôi đã gặp Đại Tá Tỉnh trưởng sáng nay, và đã được Đại tá chấp thuận, mong rằng Thiếu Tá Trưởng ty cho chúng tôi được thăm viếng một số đồng bào đã bị Thiếu tá bắt giữ trong những ngày vừa qua, và đây là danh sách những người mà chúng tôi muốn gặp và trực tiếp nói chuyện với họ – Vừa nói vừa đưa cho tôi một danh sách dài.
Tôi nhìn vào danh sách có khoảng 20 người gồm có:
Bửu Chỉ, Sinh viên, Nguyễn Hữu Đính, kỹ sư Canh nông, Hoàng thị Thọ, học sinh, Nguyễn khoa Phẩm, chủ tịch Hội đồng Tỉnh Thừa Thiên, Lê Phước Á, giáo sư, Lê Quang Nguyện, Nghị viên Hội đồng Tỉnh, v.v. . . Tôi mỉm cười giao lại bản danh sách cho nữ Dân biểu Kiều Mộng Thu và nói:
- Thưa bà và quý vị Dân Biểu, tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của quý vị được, bởi lẽ những người này là cơ sở nội thành của Trung tá cộng sản Hoàng Kim Loan, hơn nữa, họ đang ở trong thời gian thẩm vấn không thể gặp gỡ thăm viếng họ được.
Cả 4 Dân biểu đều đổi sắc mặt và có chút giận dữ trên nét mặt của họ.
Ông Dân Biểu người Huế hỏi lại tôi:
- Ông Trưởng ty nói chi? Chúng tôi là Dân biểu, những người đại diện cho dân, chúng tôi có quyền thăm viếng những người dân lành vô tội bị ông bắt bớ bừa bãi.
- Vâng đúng quý vị là Dân biểu, quý vị có quyền đó, và nhiều quyền nữa, ngay cả quyền bất khả xâm phạm, và quyền vu khống nhân viên công lực. Ông Dân biểu có bằng chứng nào buộc tội chúng tôi bắt bớ dân lành vô tội? Trong bản danh sách bà Nữ Dân biểu vừa đưa cho tôi xem, tất cả những người đó là cơ sở nội thành quan trọng của tên trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan.
- Chúng tôi muốn xem hồ sơ những người đó.
- Xin lỗi tôi không thể để ông Dân biểu xem những hồ sơ đó được, ông Dân Biểu không có quyền.
- Anh cho lệnh Cảnh sát bắt bớ dân lành từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, nhốt vào trại giam cả hơn một ngàn người thật là quá đáng, chuyện này chúng tôi sẽ đưa ra Quốc hội, và có thể tôi sẽ đề nghị cắt giảm ngân sách của bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, ông Trưởng ty cứ chờ xem.
- Vâng tôi chờ, nhưng đó là chuyện của ông Dân Biểu và BTL Cảnh sát, chẳng liên quan gì đến tôi.
- Thật là một Trưởng ty Cảnh sát du đãng, không xem luật pháp ra gì.
Thật tình đã quá mức chịu đựng của tôi, nhưng tôi vẫn bình tĩnh trả lời ông ta:
- Ông Dân biểu gọi tôi là Trưởng ty Cảnh sát du đãng vẫn chưa đúng, phải gọi tôi là Trưởng ty Trùm du đãng thì đúng hơn, vì du đãng không trị được du đãng mà phải là trùm du đãng mới trị được du đãng.
- Khẩu hiệu của các anh là : "Cảnh sát là bạn dân". Bạn dân cái gì mà bắt nhốt dân hằng loạt ?
- Ông Tư Lệnh của chúng tôi Đại Tá Nguyễn Khắc Bình đã có giải thích khẩu hiệu đó rồi:
"Cảnh Sát là bạn dân, nhưng chỉ bạn của dân lương thiện mà thôi " .
Nếu ông Dân biểu còn giữ thái độ nóng nảy không lịch sự, tôi buộc lòng không tiếp ông được nữa, và xin mời ông ra ngoài, tôi chỉ tiếp ba vị này mà thôi.
Nữ Dân biểu Kiều Mộng Thu thấy tình hình quá gây cấn, vội can:
- Thôi, thôi, bỏ qua đi, Liên Thành em cho chị và ba vị đây vào thăm họ một lúc thôi, mọi chuyện xong ngay, xem như chẳng có gì xảy ra.
Tôi vẫn giữ nguyên quyết định lúc đầu:
- Thưa bà Dân Biểu, không thể được, sau khi thẩm vấn xong, quý vị muốn thăm bất cứ khi nào bao lâu cũng được.
Ông Dân biểu hỏi tôi:
- Vậy thì bao lâu?
- Tùy theo họ, tùy theo sự hợp tác của họ với nhân viên thẩm vấn.
- Nói như vậy thì cũng bằng không.
Có lẽ ông Dân biểu này quá giận, nên đã không kiểm soát nổi hành động và lời nói của mình, nên ông tiếp tục hỏi tôi một câu hết sức không thông minh chút nào:
- Nếu bây giờ chúng tôi qua thẳng Trung Tâm Thẩm Vấn , lính gác và ông có cho chúng tôi vào không?
Tôi bây giờ thật sự đã hết kiên nhẫn với ông Dân biểu này, tôi nói bằng giọng từ tốn, nhưng chắc nịch :
- Tôi nhắc lại với ông Dân biểu, Huế thật sự chưa yên, đang trong tình trạng chiến tranh, kẻ nào mưu toan hoặc có hành động xâm nhập cơ quan công quyền, nhất là Trung tâm thẩm vấn, nơi đang giam giữ tù nhân Việt cộng tôi sẽ cho lệnh lính gác bắn hạ ngay, ông Dân biểu nghe rõ chưa?
Hai ngày sau, ông Dân biểu họp báo tại Sàigòn, báo chí thân hữu của ông ta đăng tải lung tung, nào là Thừa Thiên Huế có 2 Tỉnh trưởng, ngoài Đại Tá Tôn Thất Khiên còn có Tỉnh Trưởng Liên Thành, nào là Trưởng ty Cảnh sát vô kỷ luật, hành động phạm pháp bắt người bừa bãi, BTL Cảnh sát phải cất chức Trưởng ty Liên Thành truy tố ra tòa, đòi cắt ngân khoản của lực lượng CSQG .....
Cũng may, Tư lệnh của tôi Đại Tá Nguyễn Khắc Bình, ông là người mà không một ai có thể che dấu sự thật trước mặt được - Hơn nữa, đây là chuyện ông đã nắm vững tường tận.
Một người nếu không có khả năng chuyên nghiệp, thì làm sao có thể một lúc kiêm luôn ba chức vụ tối hệ trọng của quốc gia, đó là Tư Lệnh CSQG, Đặc ủy Trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, và Tổng thư ký Hội đồng An ninh và Tình Báo Quốc Gia. Còn ông Dân biểu là người đã mang tai tiếng nhiều (xin đừng lộn với tiếng tăm), làm sao vu khống tôi trước mặt Đại Tá Nguyễn khắc Bình được.
Sau hàng loạt bài báo của ông Dân biểu, tôi sẵn sàng chờ đợi bàn giao để trở về đơn vị tác chiến. Nhưng ngày qua ngày, Huế bình yên và tôi .....cũng bình yên.
Tôi sở dĩ không nêu tên vị Dân biểu đó ra đây, vì hiện ông cũng đã lớn tuổi, cũng đang định cư tại nước ngoài, vì tôn trọng tuổi già không muốn gợi lại kỷ niệm buồn giữa ông và tôi. (tôi với ông chỉ là cá nhân, đúng hơn, phải nói giữa ông với đất nước). Hiện tại ông cũng như bao nhiêu người, phải bỏ nước ra đi lưu lạc xứ người, chắc ông cũng đã có nhiều suy nghĩ vì những hành động "nối giáo cho giặc" khi xưa, nếu thật sự ông là người quốc gia chân chính - Nỗi buồn to lớn nhất trong đời của tôi và ngay của ông là nỗi buồn mất nước, mang thân phận lưu vong xứ người cũng đã quá đủ, không cần nhắc thêm nữa. Nhưng cũng phải xin có một kết luận chung : Dù bạn hay thù, dù vô tình hay cố ý, dù vì bất cứ mục đích nào, những kẻ cầm dao đâm sau lưng, bao giờ cũng đáng bị nguyền rủa hơn bất cứ loại người nào khác...
***
Trên nguyên tắc, "Chiến dịch Bình Minh" kết thúc vào đúng 3 giờ chiều ngày 22 tháng 5/ 1972.
Với kết quả 1500 cơ sở nội ngoại thành bị bắt giữ. Lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế đã phá vỡ và đập tan âm mưu Tổng nổi dậy của Vc vào mùa hè đỏ lửa 1972.
Thành ủy viên Thành ủy Việt cộng Huế, Hoàng Kim Loan, kẻ cầm đầu cuộc Tổng nổi dậy bị bắt giữ. Riêng 1500 cơ sở Việt cộng bị bắt, đã tức tốc chuyển ra Côn Sơn cô lập tại đó.
Sau trận đánh Trị Thiên- Huế, chỉ trong vòng 1 tháng vào cuối tháng 6/1972, 1500 cơ sở Việt cộng này đã được phân loại và tất cả được đưa về BTL/CSQG Sàigon. Một số đã được BTL lập thủ tục truy tố ra tòa, một số khác thành phần nhẹ hơn, được trả về lại cho BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế trả tự do, nhưng đặt trong tình trạng theo dõi.
Riêng Hoàng Kim Loan, theo lệnh của BTL Sàigòn, ngày 23 tháng 5/1972, giải giao y vào khối CSĐB/ BTL/CSQG Sàigòn để khai thác thêm những tin tức cần thiết, và sau đó khối CSĐB lại chuyển y qua Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia .
Trung tâm thẩm vấn Quốc gia là trung tâm thẩm vấn cao nhất của Chính phủ VNCH, đặt thuộc quyền của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo VNCH.
Trung tâm này chỉ thẩm vấn những can phạm Việt cộng, quân sự cũng như dân sự cao cấp và có tầm mức quan trọng trong lãnh vực an ninh quốc gia, trong lãnh vực tình báo chiến lược.
Đội ngũ thẩm vấn viên của trung tâm này là những người ưu tú, những tinh hoa của ngành tình báo VNCH, thêm vào đó còn được trang bị những máy móc tối tân nhất của thời đại điện tử lúc đó.
***
Sau tháng 4/1975, Hoàng Kim Loan được đưa từ Côn Sơn về Sàigòn, rồi ra Hà Nội, y được Trung ương đảng đón tiếp long trọng, được gắn huy chương, được thăng cấp. Nhưng sau đó, y bị Cục Tình báo giữ lại và đã trải qua một cuộc thẩm vấn, kiểm thảo trong 4 tháng trời, sau đó được trả tự do và phục hồi chức vụ.
Hai tháng sau, sau khi tham dự một bữa tiệc do Cục Tình báo khoản đãi, vài giờ sau khi trở về nhà, thì gục chết, với những vết bầm tím do độc dược.
Hoàng Kim Loan đã bị cục Tình báo xử tử hình bằng chất độc, vì tội danh phản bội, khi rơi vào tay địch, đã cộng tác với địch, khai báo mọi cơ sở quan trọng của cơ quan[Tin tức này từ Việt Nam, xin cho phép tôi miễn nêu xuất xứ nguồn tin]
Về cá nhân Hoàng Kim Loan, là một người thẩm vấn Hoàng Kim Loan, tôi có những nhận xét như sau:
Phải thành thật nhận rằng, Hoàng Kim Loan là một điệp viên thượng thặng, một cán bộ cộïng sản rất giỏi, thông minh, có trí nhớ rất tốt. Y đã hoạt động bí mật gần 15 năm trong lòng địch, mà không bị bại lộ. Sau năm thứ 15, cơ quan tình báo CSQG mới phát giác được, và phải mất 5 năm theo dõi, bám sát, mới bắt được Hoàng Kim Loan.
Y đã tổ chức được một mạng lưới tình báo rộng lớn trong thành phố Huế, tuyên truyền lôi kéo một số thành phần trí thức, sinh viên học sinh, giới chức chính quyền VNCH tại Huế theo hàng ngũ cộng sản, xâm nhập sâu, rộng trong hàng ngũ Phật giáo miền Trung từ hạ tầng đến thượng tầng .
Ngược lại, tôi vẫn khinh thường Hoàng Kim Loan, vì hắn yếu đuối trong tình cảm, dễ bị cám dỗ, nhất là trong vấn đề sắc dục. Hắn biết tôi gài vụ cô Thu Cúc cho hắn, vậy mà hắn vẫn bị dính vào. Khi tinh thần sa sút, sức khoẻ yếu kém, hắn sẵn sàng cộng tác, những hành động đó thật sự không đúng với thiên chức của một cán bộ tình báo chuyên nghiệp.
Về cái chết của Hoàng Kim Loan, theo tôi, nguyên nhân chính đưa đến không phải là vấn đề khai báo và tiết lộ các cơ sở của hắn, của Cục Tình báo Chiến Lược, của Cục Quân Báo, mà nguyên nhân chính vì hắn là nhân chứng của vụ tàn sát đẫm máu đồng bào vô tội tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Chính hắn, Tống Hoàng Nguyên, Trưởng ban An ninh Quân khu Trị Thiên, Bảy Lanh trưởng ban An ninh Thành ủy Huế, nhận lệnh thi hành "Bạo lực Cách mạng" từ Lê Chưởng, Chính ủy mặt trận của Bộ tư lệnh Quân Khu Trị Thiên ra lệnh.
Sau Mậu Thân, đảng Cộng sản Việt Nam chối tội, không lẽ để cho hắn sống, bởi hắn đã khai báo với chúng tôi những chuyện đó và kết luận rằng chính ông Hồ chí Minh và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra lệnh vụ tàn sát đó. Không một cá nhân, một viên chức cao cấp nào trong Đảng có quyền ra lệnh đó. Sự việc này chắc chắn trong 4 tháng trời hắn bị Cục Tình báo kiểm thảo, thế nào hắn cũng phải tiết lộ những gì hắn đã khai với chúng tôi, đó là nguyên nhân chính, mà Cục Tình báo xử tử hắn bằng chất độc.
Đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi về nguyên nhân cái chết của Hoàng Kim Loan, không căn cứ và dựa vào một tài liệu nào cả.
Tôi kết thúc loạt bài này đúng vào ngày 24 tháng 4 năm 2008. Chỉ còn 6 ngày nữa là 30 tháng 4, tính trọn đúng 33 năm miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản miền Bắc. Nhiều tài liệu, nhiều sách vở đã nói đến những đau thương, nhọc nhằn, tủi hận của 17 triệu dân chúng miền Nam. Kẻ ở lại, người vượt thoát ra nước ngoài, và nhất là gần một triệu Quân, Cán, Chính của Việt Nam Cộng Hoà đã bị Việt cộng trả thù, hành hạ, thủ tiêu, trong các trại tù của cộïng sản Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nhưng với những biến cố xảy ra tại Huế từ 1966 đến 1972 ít được đề cấp đến. Là một người, nếu nói là chứng nhân trong giai đoạn đó tại Huế thì quá lớn lao, điều đó tôi không dám nhận, nhưng ít nhất trong một khoảng thời gian dài từ 1966-1975, thời gian của những xáo trộn chính trị, của những kinh hoàng đẫm máu Mậu Thân, và của cơn biển lửa mùa hè 1972, tôi đã có mặt và trong trách nhiệm của một nhân viên công lực, trách nhiệm của một Phó Trưởng Ty Cảnh sát Đặc biệt Thừa Thiên-Huế, trong biến động miền Trung năm 1966. Phó Trưởng ty CSĐB, kiêm Quận Trưởng quận III Thị xã Huế, trong thời gian biến cố Tết Mậu Thân 1968. Và trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng CSQG Thừa Thiên-Huế trong trận đánh mùa hè đỏ lửa 1972 .
Với nhiệm vụ được giao phó : Duy trì luật pháp quốc gia, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào tại Thừa Thiên Huế, tôi đã viết lại những gì đã thấy, đã biết, đã làm, với một tấm chân tình vô tư, tôn trọng sự thật, để mai hậu, có ai muốn tìm hiểu những sự việc đã xảy ra trong giai đoạn đó tại Huế, thì ít nhất họ cũng có được một phần nhỏ nào các dữ kiện đó, với mức độ chính xác có thể chấp nhận được.
Tôi quan niệm rằng, là một kẻ đã từng có trách nhiệm trong ba biến cố đã xảy ra tại Huế, đã từng trực diện với những gì đã xảy ra trong thời gian đó, đã thấy tận mắt, nghe tận tai, nếu không nói lên sự thật, đúng sự thật, tôi sẽ là một kẻ có tội đối với những người đã mất, và những người còn sống ngày hôm nay và đời sau.
Công bằng và công lý phải được trân trọng trả lại cho những người là nạn nhân của 3 biến cố tại Huế từ 1963-1966.
Công lý và công bằng phải được trả lại cho 5327 nạn nhân đã bị ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra lệnh cho đám sát nhân của họ ra tay giết hại trong Tết Mậu Thân 1968.
***
Trong thời gian gần đây bài viết của tôi đã được một số báo chí trích đăng từ Tập san BĐQ, tôi có nhận Email của một người chưa quen, Email nói rằng:
'' Liên Thành đã xúc phạm hàng Giáo phẩm Phật giáo''.
Thưa người chưa quen, tôi chưa bao giờ và chẳng bao giờ dám xúc phạm đến hàng Giáo Phẩm Phật Giáo.
Những ông Đôn Hậu, Trí Quang, Thiện Siêu, Chánh Trực, Như Ý v.v. . . mà tôi đã nêu đích danh trong những loạt bài của tôi là những Việt cộng nằm vùng trong Phật giáo, lợi dụng Phật giáo, lợi dụng tín đồ, lợi dụng Phật tử, để thực hiện những chỉ thị, những âm mưu của Côïng sản Việt Nam đối với Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và quần chúng Phật tử thời bấy giờ. Họ hoàn toàn phục vụ cho âm mưu thôn tính miền Nam Việt Nam của cộng sản Bắc Việt .
Tôi đã nêu đích danh họ, vì họ là đảng viên Cộng sản, vì họ là cơ sở Việt cộng nằm vùng của cơ quan Tình báo Chiến Lược Cộng sản Hà Nội, là cơ sở Tôn Giáo vận của cơ quan Thành ủy Việt cộng Thừa Thiên Huế, của Thành ủy viên Việt cộng Hoàng Kim Loan, vì họ lợi dụng nơi tôn nghiêm thờ phụng, chứa chấp cán bộ cộng sản, chứa chấp súng đạn, chất nổ để tấn công, sát hại dân chúng miền Nam Việt Nam.
Những chuyện đó là một sự thật không thể chối cãi, cũng không thể bóp méo.
Tôi đã nêu đích danh, vì sự thật đã phơi bày, đã lộ diện trong Tết Mậu Thân, khi ông Đôn Hậu giữ chức Phó chủ tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ, Dân Tộc, Hòa Bình, một tổ chức được thành lập theo chỉ thị của ông Hồ chí Minh và Bộ chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị đó đã được Bộ Chính trị gởi cho Trần văn Quang Tư Lệnh Mặt Trận Trị Thiên vào ngày 21/1/1968 trước trận tấn công Mậu Thân tại Huế.
Khi Việt Cộng chiếm Huế, lá cờ mà bọn Việt cộng treo trên kỳ đài Ngọ Môn tại Huế vào sáng ngày mồng 2 Tết Mậu Thân không phải là cờ của bọn Mặt trận Giải phóng Miền Nam, mà là cờ của Lực lượng Liên Minh , cờ của tổ chức mà ông Đôn Hậu làm Phó chủ tịch.
Gần 10 ngàn quân Cộng sản Bắc Việt, và đám cơ sở Việt cộng phục vụ và nhân danh lá cờ đó trong 26 ngày đau thương tại Huế, bọn chúng đã giết hại biết bao nhiêu thường dân vô tội, người Email có biết không?
Tôi nhắc lại : 5327 người bị giết và hơn 1200 mất tích.
Tôi nêu đích danh vì ông Đôn Hậu là thành viên Mặt trận Giải Phóng miền Nam 1968.
Là ủy viên Hội Đồng Cố vấn Chính phủ lâm thời Cộng Hòa miền Nam vào tháng 6/1968. Là Đại Biểu Quốc Hội khoá VI của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiõa Việt Nam.
Ủy Viên, Đoàn chủ Tịch ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc.
Tôi nêu đích danh Thích Thiẹân Siêu vì hắn là đảng viên cộng sản, cơ sở tối quan trọng của Hoàng Kim Loan Thành Ủy viên Việt cộng.
Và sau 1975 người Email có biết Thích Thiện Siêu làm gì không?
Hắn là Đại Biểu Quốc Hội liên tiếp 3 khóa:
Khóa 8, 9 và khoá 10 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Năm 1995, Thích Thiện Siêu là thành viên của phái đoàn quốc hội của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với chủ tịch quốc hội là Nông Đức Mạnh [ Bây giờ năm 2008 là Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam] đi thăm một số quốc gia và thăm viếng một số Nghị viện ở Âu Châu.
Năm 2000, chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Huân chương Độc Lập hạng II cho Thích Thiện Siêu.
Người Email, nếu còn thắc mắc xin về Việt Nam, về Huế, để phối kiểm lại hàng giáo phẩm Phật giáo của ông.
Tôi xin nói lại với ông một lần nữa: Hàng giáo phẩm Phật giáo đó là của ông và của nhà nước cộng sản Việt Nam, chứ không phải của tôi và của đa số Phật giáo đồ chân chính .
Tóm lại, tôi nêu đích danh họ vì tôi có đủ bằng chứng, qua tin tức tình báo xâm nhập, qua hồ sơ tài liệu, qua cung từ của các cán bộ Việt cộng mà chúng tôi đã bắt, và qua sự thật đã phơi bày sau năm 1975.
Tôi nói cho người Email biết một cách rõ ràng rằng, hàng Giáo Phẩm của tôi là:
Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết.
Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ.
Là Chú của tôi, Đại lão Hoà Thượng Thích Chơn Trí.
Là Anh của tôi, Đại Lão Hoà thượng Thích Chơn Kim......
Và cuối cùng hàng giáo phẩm Phật giáo của tôi và của gần 80 phần trăm các Phật tử, trong 82 triệu đồng bào Việt Nam, là các bậc chân tu trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, họ hiện đang bị đàn áp, tù đày, ngăn cấm không được hành đạo, tu hành tại Việt Nam hiện nay, chứ không phải loại Phật giáo quốc doanh do Ban Tôn Giáo của Mặt trận Tổ quốc của đảng Côïng sản Việt Nam khai sinh và nuôi dưỡng để lũng loạn Phật giáo.
Như vậy cũng đã quá đủ, từ nay tôi không còn muốn tranh luận với ông nữa, người Email.
Ngoài ra để sau này những ai muốn truy cập thêm những thành phần trí thức, giáo sư, sinh viên tham gia hoạt động trong cả 4 lần biến động tại Huế từ :
- 1963 đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm
- 1966 tranh đấu của Phật giáo miền Trung
- 1968 biến cố Mậu Thân
có thêm một số tư liệu, dữ kiện về bọn chúng, tôi xin sắp xếp và phân loại như sau:
1- 1963 những thành phần sinh viên tham dự vào cuộc tranh đấu cùng Phật giáo lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
- Nguyễn Thiết, sinh viên Luật Khoa, thoát ly năm 1965. Phụ trách thanh niên Thành ủy Huế. Chủ tịch chính quyền cách mạng Quận II trong Mậu Thân, bị bắn chết vào ngày 3 Tết.
- Lê Minh Trường, sinh viên Mỹ Thuật, cán bộ thuộc Thành ủy Huế. Năm 1969 bị lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế phục kích bắn chết tại làng Hải Cát Hạ, gần Điện Hòn Chén thuộc Quận Nam Hòa.
- Vĩnh Kha, sinh viên Văn Khoa. Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Huế. Trưởng đoàn Sinh Viên Phật Tử. Đã chết năm 1980.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài gòn, sau này là giáo sư Việt Văn trường Quốc Học. Thoát ly lên mật khu vào tháng 6 năm 1966. Hiện sống ở Huế và là một nhà văn.
- Hoàng Phủ Ngọc Phan, sinh viên Y khoa. Thoát ly lên mật khu tháng 6/1966. hiện là nhà báo.
- Nguyễn Đính, sinh viên Văn Khoa. Làm thơ bút hiệu Trần Vàng Sao. Thoát ly năm 1965. Hiện sống ở Vỹ Dạ.
- Phạm Thị Xuân Quế, sinh viên Y Khoa. Sau 1975 Chủ tịch Hội phụ nữ Thành phố Huế .
- Thái thị Ngọc Dư, sau này du học tại Pháp đậu Tiến sĩ Địa lý học. Giáo sư Đại Học Quốc Gia thành phố hcm Sàigòn. Đã về hưu, hiện sống tại Sàigòn
-Trần Anh Tuấn, sinh viên. Du học Mỹ, đậu Tiến sĩ Luật, hiện là Luật sư tại Sàigòn.
- Hoàng văn Giàu, Phụ khảo Đại học Văn khoa Huế. Đoàn trưởng đoàn sinh viên Phật tử Huế. Sau 1975 định cư tại Úc Châu.
-Thái thị Kim Lan, sinh viên. Du học Đức đậu Tiến sĩ Triết Học. Hiện sống tại Đức.
-Tôn Nữ Quỳnh Tư, sinh viên văn khoa, sau du học tại Pháp, đậu Tiến sĩ.
- Nguyễn Đắc Xuân, sinh viên Văn Khoa, Đại học Sư Phạm. Tham gia hoạt động vào tháng 3/1963, hiện làm báo tại Sàigòn .
2- Thành phần sinh viên, học sinh tham gia tranh đấu biến động Miềân Trung 1966 :
- Đặng văn Sở, sinh viên Đại học Sư Phạm Anh văn. Thoát ly năm 1968 . Hiện ở Đà Nẵng Viẹât Nam
- Huỳnh Sơn Trà, sinh viên Y khoa. Thoát ly 1968. Đã chết .
- Lê thanh Xuân, sinh viên Luật, thoát ly 1968. Hiện tại là nhà báo, viết cho tờ "Sàigòn Giải Phóng", bút hiệu Hải Nam.
- Nguyễn Hữu Ngô, sinh viên Mỹ Thuật, hiện sống ở Huế. Làm nghề vẽ tranh.
- Hồ Cư, sinh viên văn khoa, hiện dạy học ở Đà Nẵng
- Nguyễn Văn Quang, học sinh, thoát ly năm 1966, hiện là Bí thư Thành ủy Huế.
- Trần Hoài, sinh viên Đại học sư phạm Việt Hán, thoát ly năm 1972. Hiện là Thường vụ Thành ủy Huế, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành Phố Huế .
- Tôn Thất Kỳ, sinh viên Y Khoa, Chủ tịch mặt Trận Nhân Dân tranh thủ Hòa bình.
- Nguyễn Hữu Giao, sinh viên Luật Khoa. Chủ tịch Mặt trận Sinh viên tranh thủ Dân Chủ.
- Nguyễn Đắc Xuân, trưởng đoàn sinh viên quyết tử, tổ chức thành 3 Đại Đội, khoảng gần 1 ngàn đoàn viên. Nguyễn Đắc Xuân thoát ly ra mật khu vào tháng 7/1966.
3- Thành Phần sinh viên học sinh tham gia cuộc tàn sát dân lành Huế trong Tết Mậu Thân 1968.
- Nguyễn Đắc Xuân, người tổ chức lực lượng Nghĩa binh Cảnh Sát, Nghĩa binh Quân nhân ly khai và các đội Tự Vệ thành.
- Nguyễn Đức Thuận, sinh viên Đại học Sư Phạm Anh văn . Thoát ly năm 1968. Tử trận trên đường ra mật khu.
- Trần bá Chữ , sinh viên Đại học Sư phạm Toán. Thoát ly 1968. Du học Đông Đức. Hiện phục vụ trong Bộ Quốc phòng quân đội nhân dân ở Hà Nội
- Lê Hữu Dũng [con Lê Hũu Tý], sinh viên đại học Sàigòn, ra Huế tham dự trận đánh Mậu Thân. 1968 thoát ly ra Bắc. Sau 1975 làm ở Đài Truyền hình Huế.
- Nguyễn thị Đoan Trinh [Con Nguyễn Đoá] thoát ly ra Bắc năm 1968. Học dược tại Hà Nội, sau 1975 hành nghề tại Sàigòn.
- Trương Quang Ân, học sinh. Thoát ly ra Bắc năm 1968. Hiện là Giám đốc Đài Truyền hình Huế.
- Lê văn Tài, sinh viên Mỹ thuật. Thoát ly 1968, hiện là họa sĩ tại Úc Châu .
- Nguyễn văn Mễ, học sinh Đệ nhất C Quốc Học.Thoát ly năm 1968. Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên năm 2003.
- Lê công Cơ, sinh viên Đại học Khoa học. Hiện là chủ tịch ban quản trị đại học Duy Tân Đà Nẵng.
- Ngô Yên Thi, sinh viên Văn khoa. Thoát ly năm 1968. Ủy viên Trung ương đảng. Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Hiện là Trưởng ban Tôn Giáo Trung ương.
-Bửu Chỉ, sinh viên tranh đấu 1966-1972. Thân sinh là cụ Ưng Thuyên. Cháu nội Ngài Tuy Lý Vương. Bửu Chỉ chết năm 2002 tại Huế.
-Trần Phá Nhạc, sinh viên.
-Thái Ngọc Sang, sinh viên.
-Võ Quê, sinh viên.
Cả ba sinh viên này thoát ly ra mật khu vào năm 1972
3- Về thành phần trí thức, giáo sư gồm có:
- Tôn Thất Dương Kỵ, theo hồ sơ tại trung tâm Văn Khố BCH/CSQG Thừa Thiên Huế, thì Tôn Thất Dương Kỵ thuộc dòng dõi hậu duệ vị Hoàng tử thứ 13 của vua Gia Long là Từ Sơn Dương. Cư ngụ tại làng Vân Dương, xã Thủy Vân, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
1945 làm thư ký Hội trí thức cứu quốc Thừa Thiên. 1954 dạy học ở Khải Định [Quốc Học], hoạt động bí mật từ đó. Năm 1962 bị mật vụ Đặc Nhiệm Miền Trung bắt, sau đảo chánh 1963 được trả tự do. Thành phần chủ chốt của phong trào Hoà bình và Tự quyết bị bắt - và sáng ngày 19/3/1965, tại Cầu Hiền Lương trong một buổi lễ do Tướng Nguyễn Chánh Thi chủ tọa, ba nhân vật côïng sản thuộc phong trào Hoà Bình Tự Quyết: Tôn Thất Dương Kỵ, nhà báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiến, Bác sĩ Phạm Huyến được thả ra miền Bắc theo ngã đường bộ, qua cầu Hiền Lương vĩ tuyến 17.
- Tôn Thất Dương Tiềm, em Dương Kỵ, giáo sư cơ sở thành ủy Việt Cộng Huế.
- Kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, cơ sở nội thành .
- Giáo sư Lê văn Hảo, con ông Lê Văn Tập. Lê văn Hảo hoạt động chung với Hoàng Phủ Ngọc Tường từ trước năm 1966. Theo tin tức của BCH Cảnh sát Thừa Thiên Huế, thì Lê Văn Hảo trong thời gian đó là người cầm đầu nhóm chủ biên, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường, của tập san Việt Nam. Việt Nam, in và phát hành ngay tại phòng riêng của Lê văn Hảo. Bọn chúng nghĩ rằng như vậy sẽ được bảo mật kín đáo, nhưng thật ra lực lượng CSQG Thừa Thiên Huế đã nắm vững tất cả nhưng không ra tay, vì cần nuôi dưỡng đi sâu và trèo cao hơn.
1968 Mậu Thân tại Huế, Lê văn Hảo kiêm nhiệm hai chức vụ:
- Chủ tịch lực lượng Liên minh Dân chủ, Dân tộc, Hoà bình.
- Chủ tịch chính quyền cách mạng Thừa Thiên Huế
Lê văn Hảo gần đây qua đài Tiếng nói Tự do Á châu, cũng đã chối không nhúng tay vào vụ tàn sát đồng bào Huế Tết Mậu Thân. Nhưng thật ra y cũng như Tường, Xuân, Phan, bọn chúng tay đều dính máu. Hèn hạ là cả bốn đều chối.
Hiện nay Lê văn Hảo đang định cư tại Pháp.
Ngoài ra, trong những loạt bài tôi đã viết, mục đích là muốn nói lên những sự thật mà tôi đã biết, nhưng giữ kín bấy lâu nay, thêm vào đó, tôi muốn nhắc đến việc làm âm thầm, ít người biết của Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia toàn quốc nói chung, và của toàn thể hơn 5 ngàn nhân viên Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế nói riêng, trong những nhiệm vụ mà họ đã được Tổ Quốc và Chính phủ giao phó.
Thường thì đồng bào chỉ nhìn thấy nhiệm vụ của người Cảnh sát qua hình ảnh của những nhân viên công lộ điều hành lưu thông ngoài đường phố, qua hình ảnh của những nhân viên công lực, trong những vụ bắt bớ trộm cắp, những kẻ nghiện hút, băng đảng, để duy trì an ninh trật tự, bảo vệ đời sống an lành của đồng bào, đó chỉ là những trách nhiệm bề nổi, thuộc lực lượng Cảnh Sát sắc phục.
Bề chìm âm thầm và bí mật ít người biết đến, đó là lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt.
Nhiệm vụ họ là xâm nhập vào hàng ngũ địch, thu lượm tin tức, ngăn chận mọi mưu toan của địch nhắm vào sinh mạng và tài sản của đồng bào, nhắm vào phá rối an ninh đô thị, làng xóm ........
Họ là những chuyên viên tình báo chuyên nghiệp, được huấn luyện kỹ càng, chu đáo - Là những chuyên viên tình báo đúng nghĩa, nhiều trường hợp họ nằm trong lòng địch, an ninh cá nhân bị đe dọa, mạng sống nhiều khi như "chỉ mành treo chuông", có hy sinh vì Tổ Quốc, cũng trong âm thầm, bí mật, ít ai biết đến họ.
Họ là những chuyên viên xâm nhập vào mọi nơi, mọi hướng, mọi đối tượng, để khám phá kịp thời, trình về BCH của họ, để có biện pháp ngăn chận đúng lúc và hữu hiệu, những vụ gây rối chính trị, bạo loạn, do đám cán bộ côïng sản nằêm vùng giật dây, hoặc do bất kỳ phe nhóm nào chống đối chính phủ thúc đẩy .
Tại Huế, từ 1966 đến 1972, ba vụ biến động lớn đã xảy ra liên quan đến an nguy của đất nước, liên quan đến sinh mạng và tài sản của đồng bào, lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt của BCH/Thừa Thiên-Huế với gần 2 ngàn nhân viên, đã hoàn thành trách nhiệm ngăn chận và phá vỡ các âm mưu của địch. Đó là biến động Miền Trung 1966, Mậu Thân 1968, và cuộc tổng tấn công của lực lượng quân sự Bắc cộng, song hành với âm mưu tổng nổi dậy tại Huế vào tháng 5/1972.
Sau Mậu Thân 1968, toàn bộ cơ sở nội thành Việt cộng, trong đó có những thành phần đã từng nhúng tay vào các vụ tàn sát đồng bào Huế, đã bị lực lượng CSĐB Thừa Thiên bắt giữ, vô hiệu hoá.
Mùa hè đỏ lửa 1972, trong cuộc hành quân Bình Minh, lực lượng CSĐB là thành phần nỗ lực chính của cuộc hành quân, họ đã truy bắt gần 1500 cơ sở địch, bắt sống tên Trung tá Việt cộng Hoàng Kim Loan, ngăn chận và phá vỡ cuộc tổng nổi dậy của Việt cộng và cơ sở nội thành Viêt cộng tại Huế.
Tại BCH/CSQG Thừa Thiên- Huế, ngoài tôi là Sĩ quan Quân lực VNCH biệt phái, hai thành phần Cảnh sát nổi (sắc phục), và thành phần chìm (CSĐB), đều được chỉ huy bởi những Sĩ quan xuất thân từ Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, họ nắm giữ những chức vụ từ Chỉ huy phó BCH Tỉnh, Phụ Tá Đặc Biệt ngành CSĐB, Trưởng ban, Trưởng phòng, Trung Tâm HQ/Cảnh lực, Phượng Hoàng, v. v. . . Tất cả đều là những Sĩ quan thuộc thế hệ trẻ, trình độâ văn hoá cao, hầu hết nguyên là sinh viên Đại Học Huế, rời bỏ sân trường đại học, xông vào cuộc chiến, chọn ngành CSQG để phục vụ.
Họ đã đem hết khả năng, trí thông minh, bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dâng hiến cho lý tưởng và cho trách nhiệm của họ : Duy trì luật pháp quốc gia, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào Huế.
Họ có quyền nhìn thẳng và hãnh diện với đồng bào Huế về nhiều thành quả mà họ đã làm cho quê hương, cho đồng bào và cho xứ Huế thân yêu của họ .
Ngoại trừ Mậu Thân 1968, khả năng bảo vệ đồng bào Huế ngoài tầm tay của họ, trong vòng 9 năm, từ 1966-1975, chưa một lần nào Việt cộng có thể đặt được chất nổ tại bất kỳ nơi đâu trong thành phố, để sát hại đồng bào. Chưa có một cuộc bạo loạn nào mà không bị họ phá vỡ.
Họ là:
Thiếu tá Trương Văn Vinh, Thiếu tá Trương Công Ân, Thiếu tá Dương Phước Tấn, Thiếu tá Trần Đức Túc, Thiếu tá Nguyễn Văn Ngôn, là Thiếu tá Tôn Thất Trang, Thiếu tá Nguyễn Thế Hiển, cố Thiếu tá Đoàn Đích.
Là : Đại úy Phạm Bá Nhạc, Đại úy Lê Văn Phi, Đại úy Trần Văn Tý, Đại Úy Ngô Trọng Thành, Đại úy Trần Văn Trinh, Đại úy Lê Khắc Vấn, Đại úy Huỳnh Văn Thiện, Đại úy Nguyễn Văn Toàn. Đại úy Hoàng Thanh Tùng.
Là : Trung úy Nguyễn Thế Thông, Trung úy Hồ Lang, Trung úy Lê Khắc Kỷ, Trung úy Văn Hữu Tuất, Thiếu úy Hoàng Công Sủng, Thiếu úy Nguyễn Thế Quang, Thiếu úy Truật .
Là : 2 nữ Đại úy, 1 nữ Thiếu úy và nhiều người khác của Biệt Đội Thiên Nga, Phượng Hoàng .
Là hai em ruột của tôi trong lực lượng CSĐB Liên Hướng, Liên Chi, và còn gần 100 Đại úy, Trung úy, Thiếu úy mà tôi không thể nhớ hết tên, cùng hơn 5 ngàn nhân viên CSQG.
Thưa anh chị em,
Nửa cuộc đời tuổi trẻ của anh chị em đã tận tụy cho lý tưởng Quốc gia, đồng bào, cho quê hương xứ sở, cho Huế. Gần nửa đời sau của tuổi trẻ các anh chị đã bị tù tội, hành hạ, tủi nhục trong các lao tù tàn bạo của cộng sản, rất nhiều đồng đội đã ra đi trong các trại tù cải tạo đó, vĩnh viễn không bao giờ gặp lại nhau.
Giờ đây, các anh chị em, những người còn sống sót trong tai ương, đọa đày của kiếp tù tội, chúng ta gặp lại nhau, mái tóc đã điểm màu, tuổi đời còn lại quá ngắn, tại nơi chốn lưu lạc này, nhìn lại quãng đời đã qua, xét lại trách nhiệm và bổn phận của chúng ta, dù muốn dù không, chúng ta phải nhận lỗi là đã không hoàn tất được những trách nhiệm của chúng ta, những người chiến sĩ CSQG Việt Nam
Vì vậy, xin anh chị em cùng với tôi tưởng niệm những đồng đội của chúng ta đã Vị Quốc Vong Thân và cùng với tôi hướng về quê mẹ, xin cùng nói với tôi:
''Chúng tôi, lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế, xin tạ tội và tạ lỗi với hồn thiêng sông núi, với tiền nhân và với đồng bào Huế :
"Nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, chúng tôi đã tận lực, nhưng cũng không thể hoàn tất nhiệm vụ để đồng bào Huế đã bị thảm sát trong biến cố Mậu Thân 1968 và ngày nay đất nước phải điêu linh. Chúng tôi, lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế, xin cúi đầu nhận tội và xin lỗi ".
Cuối cùng, xin chép hai câu thơ của Vua Duy Tân, tỏ bày tâm sự của mình trong khi bị Pháp lưu đày tại hải đảo Réunion, gởi đến những chiến sĩ Quân lực VNCH và CSQG, những người đã dâng trọn tuổi trẻ cho quê hương Việt Nam:
Tấm thân phiêu dạt quê người

Linh hồn vẫn ở lại nơi quê nhà.


HẾT
1      2      3     4      5      6


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét